Bắc Giang là tỉnh có nhiều vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung mang lại hiệu quả kinh tế cao như: Vải thiều, bưởi, cam, na dai, gà đồi Yên Thế.
Để đạt được kết quả này, Bắc Giang đã chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi, áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất; có cơ chế, chính sách hỗ trợ kịp thời để khuyến khích người dân, doanh nghiệp tham gia.
Huyện Lục Nam hiện có 300/1.750ha na được cấp giấy chứng nhận VietGAP, giá trị đem lại cao hơn 1,2 - 1,3 lần so với sản xuất thường. Từ trồng chăm sóc theo quy trình VietGAP mà sản lượng na nhà anh Bùi Văn Lưu ở xã Huyền Sơn tăng 5 - 7 lần so với trước đây.
Chủ động chuyển đổi
Để nâng cao chất lượng, sản phẩm được sản xuất với số lượng lớn, chất lượng đồng đều, những năm gần đây, nhiều huyện của Bắc Giang đã chủ động chuyển đổi, xây dựng vùng sản xuất hàng hóa tập trung mang lại hiệu quả kinh tế cao trên cơ sở phát huy lợi thế vốn có của địa phương.
Mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang đã phê duyệt dự án xây dựng mô hình trồng, phát triển cây nhãn ghép giống T6, thực hiện trên địa bàn 5 thôn của xã Đồng Tiến (Yên Thế). Dự án sẽ hỗ trợ cho 51 hộ nghèo, hộ cận nghèo trồng, chăm sóc, phát triển cây nhãn ghép giống T6, với diện tích 9,54ha.
Các hộ tham gia sẽ được hỗ trợ về giống cây (hộ nghèo 6,6 triệu đồng/hộ, hộ cận nghèo 5,3 triệu đồng/hộ); tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật, tổ chức tham quan, học tập kinh nghiệm tại các mô hình đã thành công. Mục tiêu của dự án là sau 3 năm, các hộ tham gia dự án có thu nhập ổn định, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo. Đặc biệt, làm cơ sở đánh giá, nhân rộng mô hình ở các xã khác.
Hay tại Việt Yên, mới đây huyện này cũng có kế hoạch chuyển đổi 1.349ha đất trồng lúa sang trồng cây hàng năm và trồng cây lâu năm, góp phần từng bước cải thiện, nâng cao thu nhập cho người dân. Theo đó, trong 5 năm (từ 2021-2025), Việt Yên sẽ chuyển đổi 775ha đất trồng lúa hai vụ; 574ha đất trồng lúa một vụ sang trồng cây hàng năm và trồng cây lâu năm.
Được biết, giai đoạn 2017-2020, việc chuyển đổi cây trồng đã tạo động lực cho người sản xuất không chỉ góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo, tăng thu nhập mà còn đảm bảo khai thác, tận dụng hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của địa phương, từng bước thay đổi tư duy sản xuất của nông dân.
Riêng năm 2019, tổng giá trị sản xuất toàn huyện Việt Yên đạt 8.565 tỷ đồng, trong đó, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 1.458 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng sản xuất đạt 3,1%; Giá trị sản xuất bình quân trên 1ha đất nông nghiệp đạt 120 triệu đồng...
Hiệu quả nhìn từ Tân Yên
Những năm gần đây, Tân Yên đã hình thành và phát triển nhiều vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung dựa trên những sản phẩm chủ lực, đặc trưng của huyện.
Điển hình như: vùng trồng lạc giống khoảng 2.700ha/năm, trồng tập trung trên 5 cánh đồng mẫu và 18 vùng có diện tích từ 5ha/vùng trở lên. Vùng rau quả thực phẩm có diện tích gần 2.700ha, sản xuất tập trung tại 45 vùng với quy mô từ 5-7ha trở lên; xây dựng, duy trì và mở rộng vùng sản xuất rau đảm bảo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm với 1.200ha, có giá trị sản xuất đạt trên 200 triệu đồng/ha/năm, hiệu quả kinh tế tăng 20 - 23% so với sản xuất đại trà.
Huyện Tân Yên đã xây dựng 24 cánh đồng mẫu, duy trì 78 vùng sản xuất hàng hóa tập trung, 37 mô hình ứng dụng công nghệ cao sản xuất rau, hoa trong nhà màng, nhà lưới; hình thành 98 vùng sản xuất cây ăn quả tập trung... cho hiệu quả kinh tế cao. Đến hết năm 2019, giá trị thu nhập trên diện tích đất canh tác ở huyện Tân Yên đạt 152 triệu đồng/ha, tăng gấp đôi so với năm 2015; giá trị sản xuất bình quân đầu người đạt 75 triệu đồng, tăng gần 30 triệu đồng so với năm 2015. |
Vùng rau quả chế biến, sản xuất tập trung tại 33 vùng với diện tích 631ha, sản phẩm được các doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm, giá trị thu nhập bình quân từ 120 - 150 triệu đồng/ha/vụ. Hay gần 1.400ha vùng sản xuất cây ăn quả tập trung như: vải sớm, nhãn muộn, bưởi, ổi, vú sữa. Trong đó, nhiều diện tích trồng theo quy trình VietGAP, đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm.
Theo bà Đào Thu Phương, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Tân Yên, chuyển dịch cơ cấu cây trồng - vật nuôi không chỉ góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo, tăng thu nhập mà còn bảo đảm khai thác, tận dụng tiềm năng, thế mạnh của địa phương, từng bước thay đổi tư duy sản xuất của nông dân.
Thời gian tới, Tân Yên tiếp tục hoàn thiện, xác định rõ vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung đối với các sản phẩm chủ lực, sản phẩm đặc trưng. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tái cơ cấu ngành nông nghiệp; xây dựng vùng sản xuất chuyên canh gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị, chú trọng phát triển các sản phẩm mà huyện có tiềm năng, thế mạnh.
Có thể nói, việc hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung là hướng đi đúng, mang lại hiệu quả kinh tế cao tại tỉnh Bắc Giang. Mong rằng với cách làm khoa học, hiện đại, đáp ứng được nhu cầu thị yếu của thị trường về chất lượng, xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm, những năm tới Bắc Giang sẽ có nhiều sản phẩm chinh phục thị trường các nước khó tính trên thế giới.
Điểm sáng Lục Ngạn
Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Thế Thi, Phó chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn, cho biết, những năm gần đây, cây ăn quả ở Lục Ngạn phát triển khá tốt. Nhiều cây có diện tích, sản lượng lớn như: vải thiều 15.290ha, cây có múi 6.740ha; còn lại là ổi, táo và những cây khác. Sản lượng hàng năm đạt khoảng 200.000 tấn, riêng vải thiều đạt từ 80.000 đến 120.000 tấn. Giá trị mang lại từ cây ăn quả rất lớn, góp phần giảm nghèo nhanh, số hộ có thu nhập tiền tỷ liên tục tăng.
Chia sẻ về kinh nghiệm, ông Thi cho biết, Lục Ngạn có tiềm năng về đất đai, khí hậu, thổ nhưỡng rất phù hợp để phát triển cây ăn quả. Từ những lợi thế đó, huyện đã tập trung chỉ đạo sản xuất, khuyến khích hình thành vùng hàng hoá tập trung, từ đó thu hút, kêu gọi doanh nghiệp đầu tư.
Muốn tăng năng suất, đạt hiệu quả cao, biện pháp thâm canh là quan trọng nhất. Ngoài thuận lợi về đất đai, khí hậu, bà con trong huyện có kinh nghiệm và rất chịu khó học tập, chuyển giao khoa học kỹ thuật nên khi áp dụng vào sản xuất rất thuận tiện, nhanh mà hiệu quả.
Cùng với đó, huyện có nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ bà con đồng hành phát triển trang trại, thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào chế biến, sản xuất, tiêu thụ tạo chuỗi liên kết. Khuyến khích chuyển giao khoa học kỹ thuật, mô hình tập huấn hỗ trợ giống cây ăn quả, triển khai ứng dụng khoa học kỹ thuật cho bà con nông dân.
Đặc biệt, UBND tỉnh, Sở Công Thương, Sở NN&PTNT quan tâm chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn hỗ trợ bà con áp dụng các biện pháp về khoa học kỹ thuật, hỗ trợ cây, con giống, trực tiếp xuống từng hộ hướng dẫn, chỉ đạo, giám sát các quy trình kỹ thuật. Hiện nay, sản xuất vải thiều theo quy trình VietGAP, Globalgap đang được đẩy mạnh và lan rộng ra trên toàn huyện. Năm nay cũng là năm đầu tiên vải thiều được xuất khẩu chính ngạch vào thị trường Nhật Bản.
Xúc tiến tiêu thụ, quảng bá sản phẩm cũng là việc rất quan trọng những năm qua, UBND huyện, UBND tỉnh, Sở Công Thương thường xuyên có những hội nghị trao đổi, quảng cáo, quảng bá sản phẩm đến các thị trường trong và ngoài nước.
Giờ đây, làm nông nghiệp không phải để xóa đói, giảm nghèo mà để làm giàu. Đó là khẳng định của ông Dương Thanh Tùng, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Bắc Giang về kinh nghiệm trong phát triển vườn chất lượng cao tại Bắc Giang. |
Phát huy thế mạnh địa phương
Trao đổi với phóng viên, ông Dương Thanh Tùng, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Bắc Giang, cho biết, Bắc Giang là vùng có lợi thế về nông nghiệp, thiên thời, địa lợi, thông thương được với tất cả các thị trường, đặc biệt là Trung Quốc; đa dạng địa hình; có khí hậu thích nghi với nhiều loại cây trồng. Các yếu tố này giúp Bắc Giang có lợi thế phát triển nền nông nghiệp đa dạng.
Ông Tùng dẫn chứng, Bắc Giang có nhiều cây ăn quả, khi trồng thích nghi rất tốt. Vải thiều có nguồn gốc ở Thanh Hà (Hải Dương) nhưng về Bắc Giang, chất lượng quả đẹp, thơm, ngon, diện tích lên tới 28.000ha, sản lượng hàng năm khoảng 160.000 tấn.
Hay cam Canh, bưởi Diễn, vú sữa, ổi, không phải ở Bắc Giang nhưng đưa về trồng tại đây, cây phát triển khá tốt; nhiều cánh đồng như: dưa lưới, dưa lê khi trồng tại Bắc Giang cũng thích nghi tốt, hàng năm cho doanh thu mấy trăm triệu đồng/ha.
Ông Tùng cho biết thêm, nông dân Bắc Giang có kinh nghiệm làm nông nghiệp, trong đó có kinh nghiệp làm kinh tế vườn, chủ động cắt tỉa, cải tạo vườn tạp. Hiện nay, thời gian thu hoạch vải thiều đã được kéo dài hơn 2 tháng, đây là cách làm rất thông minh, sáng tạo của người nông dân. Ngoài kinh nghiệm, họ còn dám làm, dám đổi mới, dám phát triển cây trồng mới cho năng suất, chất lượng cao.
Đặc biệt, các cấp chính quyền tại địa phương đều xác định phát triển nông nghiệp là then chốt, nông nghiệp là nghề làm giàu, tạo động lực xây dựng NTM.
Chìa khóa thành công của Bắc Giang là hỗ trợ phát triển sản xuất giúp làm ra thu nhập cho nông dân để bà con quay lại đóng góp xây dựng NTM. Do vậy, trong 2 năm, tỉnh đã làm được 4.000km đường giao thông nông thôn, nếu dân không giàu, không đóng góp thì khó thực hiện được như vậy.
“Cùng với đó, chính quyền địa phương cũng rất quan tâm tập huấn khoa học kỹ thuật, ban hành các cơ chế chính sách phát triển nông nghiệp để mang lại hiệu quả ngày càng cao. Thường xuyên tổng kết đánh giá những mặt được, chưa được, từ đó phát hiện ra nhiều cái mới hơn, hay hơn. Năm nay, mặc dù bị ảnh hưởng bởi dịch Covid nhưng địa phương đã lên sẵn các kịch bản với những cách làm khác, mỗi năm làm một kiểu, có như vậy mới đi lên được.
Kết quả cuối cùng là đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao. Tỉnh đặt mục tiêu: Hết nhiệm kỳ phải giảm 35-40% hộ nghèo, trên thực tế giảm đến 65-70%, đấy là kết quả từ nông nghiệp. Ở Bắc Giang, từ làm nông nghiệp có nhiều tỷ phú. Gần đây, tỷ trọng ngành nông nghiệp càng ngày càng giảm, nhưng tỉnh xác định nông nghiệp vẫn là then cốt, vẫn đi bằng 3 chân: công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp”, ông Tùng nhấn mạnh.
Những kinh nghiệm quý
Chia sẻ về kinh nghiệm trong phát triển vườn chất lượng cao, ông Tùng cho rằng, để đạt được những kết quả nêu trên, cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, kiên trì có hệ thống, kiên định mục tiêu xuyên xuất từ tỉnh đến cơ sở.
Phải đầu tư bằng chính sách, không có cơ chế phù hợp, không thể đi nhanh được. Phải “mồi” bằng chính sách, “phải mồi đúng, mồi trúng đối tượng cần mồi”, có như vậy mới có hiệu quả, mới phát triển được lợi thế, thế mạnh.
Lựa chọn được cây trồng - vật nuôi phù hợp mà địa phương có lợi thế, ví dụ như trồng na, ổi; chăn nuôi lợn, gà. Phải xác định cái gì là phù hợp với mình, đừng thấy người ta làm gì mình sẽ làm theo cái đó.
Định hướng trong thời gian tới, ông Tùng cho biết, Bắc Giang xác định tỷ trọng nông nghiệp ngày càng giảm nhưng không phải tỉnh không quan tâm, trong giai đoạn tới vẫn rất quan tâm. Muốn phát triển, không được dừng lại, không được hài lòng, bằng lòng với những gì mình đang có. Trước đây quả nào ngon là mang đi xuất khẩu, giờ đây quả nào ngon nhất phải bán cho chính người dân mình ăn, chú trọng xuất khẩu nhưng cần phục vụ tốt nhất thị trường nội địa.
Thường xuyên quan tâm nâng cao chất lượng nông sản, từ đó đảm bảo chất lượng, từ quy trình sản xuất, an toàn sinh học, hướng tới mục tiêu trong nước và xuất khẩu.
Ngoài chất lượng, phải xúc tiến thương mại, sản phẩm phải có tem nhãn, bao bì, truy xuất nguồn gốc gắn với OCOP. Tỉnh làm OCOP rất tốt, dù năm 2019 mới thực hiện nhưng đến nay có 30/45 sản phẩm đạt OCOP 3 sao trở lên.
Ông Tùng nhấn mạnh, trong điều kiện bị ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, dịch bệnh khó lường, chìa khóa để phát triển nông nghiệp bền vững chính là khoa học công nghệ, bằng giống, quy trình chăm sóc, bằng quy trình sản xuất, từ đó tăng giá trị, tăng thu nhập..
Ông Vũ Văn Sơn, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Lục Nam, cho biết, huyện có nhiều sản phẩm đã được cấp chứng nhận VietGAP như: Na 300/1.750ha; vải 150/6.000ha; nhãn 60/800ha; ngoài ra còn có khoai lang, khoai sọ, rau ăn lá. Trồng theo quy trình VietGAP mang tính ổn định hơn, đem lại giá trị cao hơn 1,2 đến 1,3 lần so với sản xuất thuần túy. Thời gian tới, huyện tiếp tục mở rộng diện tích đã có trên cơ sở lợi thế của địa phương, mở rộng diện tích được cấp chứng nhận VietGAP, đặc biệt là lựa chọn các sản phẩm chủ lực, đặc trưng để có thể rà soát cấp chứng nhận GlobalGAP, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Theo ông Sơn, các địa phương cần rà soát và phối hợp để tạo thành những vùng sản xuất có quy mô lớn, liên kết chặt chẽ với nhau. Muốn làm được việc này, phải có quy hoạch, các địa phương phải thường xuyên liên kết, phối hợp với nhau, trao đổi kinh nghiệm, cùng phối hợp mới tạo ra sản lượng giá trị lớn. |
Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim cho biết, chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Malaysia lần này có ý nghĩa quan trọng khi hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện. Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực an ninh, quốc phòng, hợp tác biển và một số lĩnh vực hợp tác về điện, kinh tế số…
Trong phiên giải trình mới đây tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, liên quan tới bảo hiểm nông nghiệp (BHNN), Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan cho biết, sau bão Yagi (bão số 3), bộ đã thiết kế lại dự thảo để trình Bộ Tài chính sửa đổi Nghị định 58 về BHNN. Chưa bao giờ chúng tôi thấy BHNN cần thiết như sau bão Yagi.
Kế hoạch này nhằm triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Đề án: Phát triển công nghiệp sản xuất giống; công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi; giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi; đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ ngành chăn nuôi đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Trên những triền núi đá ở xã Xuân Quang (Bảo Thắng - Lào Cai), có người đàn ông lặng lẽ theo nghề nuôi ong mật suốt bao năm. Đó là ông Cao Văn Chiến, Giám đốc Hợp tác xã Nậm Dù, người đã miệt mài xây dựng giấc mơ lớn từ những điều nhỏ bé, mang về cho vùng đất khô cằn này nghề nuôi ong đầy triển vọng.