Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 29 tháng 3 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 2 tháng 6 năm 2017 | 8:35

Phó chủ tịch Liên minh HTX Việt Nam bị tố sai phạm

Công ty CP Xuất nhập khẩu tổng hợp và Chuyển giao công nghệ Việt Nam (VINAGIMEX) được phép sử dụng con dấu của Liên minh Hợp tác xã Việt Nam (VCA) để ký kết các giấy tờ trong lĩnh vực xuất khẩu lao động sang Đài Loan (Trung Quốc). Tuy nhiên, trong việc sử dụng con dấu, Phó chủ tịch VCA Nguyễn Văn Thịnh, người trực tiếp ký các giấy tờ, đang bị tố lạm quyền nhằm thu lợi bất chính.

Trụ sở Liên minh HTX Việt Nam, nơi ông Thịnh lạm dụng con dấu, thu lợi bất chính.

Đơn tố cáo của ông Trần Văn Sơn, nguyên cán bộ tại VINAGIMEX gửi đến báo Kinh tế nông thôn, cho biết: Theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty cổ phần do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.Hà Nội đăng ký thay đổi lần thứ 4 ngày 26/6/2012 cho Công ty VINAGIMEX, danh sách cổ đông sáng lập được ghi rõ: Liên minh HTX Việt Nam do đại diện là ông Nguyễn Văn Thịnh có 72.000 cổ phần với giá trị 720 triệu đồng, tương đương 12%; cá nhân ông Nguyễn Văn Thịnh có 121.900 cổ phần với giá trị 1 tỷ 219 triệu đồng, tương đương 20,32%; ông Nguyễn Đoàn Quang có 150.000.000 cổ phần với giá trị 1,5 tỷ đồng, tương đương 15,2%…

Bản cam kết, người lao động đi xuất khẩu lao động chỉ phải đóng hơn 43 triệu đồng.

Sau khi VINAGIMEX cổ phần hóa, công ty này chịu sự quản lý của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP.Hà Nội trong lĩnh vực xuất khẩu lao động. Như vậy, việc xác thực các cam kết để hoàn thiện thủ tục cho đối tác thuộc thẩm quyền và trách nhiệm của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội TP Hà Nội, chứ không phải của VCA.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Văn Thịnh, Phó chủ tịch VCA vẫn sử dụng con dấu của Liên minh HTX Việt Nam cùng chữ ký chức danh “Phó chủ tịch” đối với các giấy tờ trong lĩnh vực xuất khẩu lao động cho người lao động Việt Nam được Công ty cổ phần VINAGIMEX tuyển dụng đi lao động tại Đài Loan, là hành vi làm trái pháp luật, trái thẩm quyền.

Cụ thể, trong một bản cam kết gửi cho công ty phía Đài Loan (Trung Quốc) ngày 14/7/2015 do ông Nguyễn Văn Thịnh ký, có con dấu của VCA, các điều khoản về tiền lương, chi phí của lao động với nhiều hạng mục cho thấy sự chênh lệch lớn về số tiền mà người lao động phải trả cho VINAGIMEX để đi làm việc tại nước ngoài.

Giấy cam kết chi phí xuất cảnh sang Đài Loan (Trung Quốc), ghi rõ số tiền người lao động phải nộp. 

Theo đó, trong hồ sơ gửi cho đối tác, cơ quan chủ quản (VCA), VINAGIMEX và người lao động tên Nguyễn Hồng Vương đều ký nhận lao động chỉ phải trả các chi phí (tại thời điểm tháng 7/2015): Phí môi giới 46.442 Đài tệ, tương đương 32.509.500 đồng; lệ phí và tất cả những chi phí chi trả cho việc sang Đài Loan làm việc (bao gồm phí kiểm tra sức khỏe, phí đào tạo học tập, phí lý lịch tư pháp, phí làm hộ chiếu) là 15.850 Đài tệ, tương đương 11.095.888 đồng. Tổng cộng số tiền là hơn 43.000.000 đồng và người lao động không phải chi trả thêm bất kỳ khoản phí nào khác.

Trong khi đó, chính anh Nguyễn Hồng Vương lại phải ký vào một “Giấy cam kết về chi phí xuất cảnh sang Đài Loan” khác, với nội dung: “Trúng tuyển sang Đài Loan làm việc ngành công nhân sản xuất chế tạo da do VINAGIMEX làm thủ tục,… tổng chi phí để xuất cảnh là 3.900 USD” và “làm cam kết trong tình trạng hoàn toàn tỉnh táo và không bị bất kỳ ép buộc nào”.

Hợp đồng đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở Đài Loan (Trung Quốc).

Câu hỏi đặt ra là, bản cam kết với tổng chi phí hơn 43.000.000 đồng mà ông Thịnh xác nhận cho VINAGIMEX với số tiền cam kết trong một bản viết tay khác tương đương hơn 80.000.000 đồng, tăng gần 100% số tiền, có phải chính là con số chênh lệch mà VINAGIMEX đã hưởng lợi bất chính?

Trả lời báo chí, ông Bạch Quốc Việt, Trưởng phòng Việc làm – An toàn lao động (Sở Lao động – Thương binh và Xã hội TP.Hà Nội), đơn vị chủ quản hợp pháp của VINAGIMEX, cho biết, ngày 6/12/2016, VINAGIMEX mới có đơn, báo cáo gửi Sở LĐTB&XH TP.Hà Nội xin xác nhận cam kết về tiền lương và các chi phí của lao động nước ngoài sang Đài Loan làm việc. Còn từ năm 2016 về trước, sở không nhận được bất cứ một văn bản tài liệu nào của công ty này.

“Tôi đã có mời ông Nguyễn Văn Thịnh đến làm việc. Ông Thịnh cho biết trước kia toàn bộ các chữ ký và con dấu là của Liên minh HTX Việt Nam. Công ty này từng thuộc Liên minh HTX Việt Nam nhưng từ năm 2012 đã tiến hành cổ phần hoá xong, ông vẫn tiếp tục ký. Tôi hỏi tại sao ông Thịnh còn tiếp tục ký vào văn bản này? Ông Thịnh trả lời rằng, vì sau khi cổ phần hoá xong ông không nhận được văn bản nào hướng dẫn về việc ký cam kết lương của người lao động đi Đài Loan nên là từ 2012, ông Thịnh vẫn ký như vậy. Theo tôi, mục đích của việc này để hợp pháp hoá với những doanh nghiệp đưa người lao động sang Đài Loan. Liên minh HTX Việt Nam không phải là cơ quan nhà nước có thẩm quyền để ký vào văn bản này”, ông Việt nói.

Báo Kinh tế nông thôn sẽ tiếp tục thông tin vụ việc trong các số báo sau.

Nhóm PV  

 

 
 

Bạn đọc khiếu nại, phản ánh, xin liên hệ: Báo Kinh tế nông thôn, 57 Hàng Chuối, phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội. Đường dây nóng: 0913516232. E-mail: [email protected]

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Tình trạng chó thả rông cắn người gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng xảy ra không chỉ ở vùng nông thôn, ngoại thành, mà ngay cả ở các thành phố lớn. Rất nhiều người từ già đến trẻ bị chó thả rông tấn công dẫn đến tử vong hoặc mang thương tích.

  • Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Thời gian qua, trong đầm, vịnh trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, việc người dân tự phát cắm cọc, giăng dây nuôi vẹm xanh, vẹm đất ở ngoài vùng quy hoạch nuôi trồng thủy sản (NTTS) đã để lại nhiều hệ lụy. Cơ quan chức năng, chính quyền các địa phương ven biển đang triển khai nhiều giải pháp nhằm vận động người dân tháo dỡ, không để phát sinh khu vực nuôi mới.

  • Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang tồn tại 234 trường hợp vi phạm về thủy lợi, đê điều, phòng chống thiên tai. Chủ tịch UBND tỉnh này yêu cầu các sở, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi (KTCTTL) xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Top