Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 23 tháng 9 năm 2018 | 20:47

Phó Thủ tướng chỉ đạo làm rõ việc phá rừng đặc dụng để tìm vàng

Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình vừa có văn bản yêu cầu UBND tỉnh Thái Nguyên kiểm tra, xác minh làm rõ về việc doanh nghiệp khai thác vàng, xâm hại rừng đặc dụng ở xã Thần Sa, huyện Võ Nhai.

Trước đó, ông Nguyễn Trường Thành, nguyên Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Thái Nguyên, có đơn gửi Thủ tướng, tố cáo Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Thái Nguyên và lãnh đạo Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng buông lỏng quản lý, để doanh nghiệp khai thác vàng sa khoáng và xây dựng nhiều công trình trái phép trên hàng chục héc ta rừng đặc dụng; chiếm đường dân sinh để sử dụng riêng cho việc khai khoáng; các vi phạm nêu trên có sự bao che của chính quyền tỉnh Thái Nguyên; việc khai thác vàng sa khoáng trái phép và bán 3 cơ sở nhà đất tại trung tâm thành phố Thái Nguyên đã gây thất thoát hàng nghìn tỉ đồng.

Về việc này, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình yêu cầu UBND tỉnh Thái Nguyên kiểm tra, xác minh làm rõ các nội dung tố cáo của ông Nguyễn Trường Thành và phản ánh của báo chí.

5-2147.jpg
Phó Thủ tướng Thường trực yêu cầu UBND tỉnh Thái Nguyên làm rõ vụ phá rừng đặc dụng để tìm vàng tại xã Thần Sa, huyện Võ Nhai.

 

Phó Thủ tướng yêu cầu có biện pháp giải quyết theo đúng quy định của pháp luật, trả lời người tố cáo và báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả giải quyết trước ngày 15/11/2018.

Như báo chí đã phản ánh, liên quan đến thông tin hơn 10 ha rừng đặc dụng thuộc khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa – Phượng Hoàng (xã Thần Sa, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên) bị lấn chiếm để làm đường, làm bãi đổ chất thải, xây khu văn phòng Công ty Thăng Long… được báo chí phản ánh, UBND tỉnh Thái Nguyên đã thành lập đoàn liên ngành do Sở NN&PTNT chủ trì kiểm tra sự việc này.

Sau thời gian kiểm tra, Sở NN&PTNT đã có báo cáo gửi đến UBND tỉnh Thái Nguyên, nội dung của báo cáo chỉ ra rất nhiều đơn vị đã mắc sai phạm khi để hơn 10ha rừng đặc dụng sử dụng sai mục đích.

Kết quả kiểm tra cho thấy, có một con đường bê tông chạy giữa rừng đặc dụng Thần Sa (dài 1.870m, rộng 4m), với tổng diện tích khoảng 3,85ha, trong đó có 3,24ha là rừng đặc dụng, còn lại là rừng sản xuất và sử dụng cho ngoài quy hoạch lâm nghiệp.

Theo tiết lộ của ông Ngô Xuân Hải, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên, chủ đầu tư của con đường này là UBND xã Thần Sa. Việc làm đường bê tông của Chủ đầu tư đã không triển khai đúng quy trình, khi chưa chuyển đổi rừng đặc dụng sang mục đích sử dụng khác.

Qua kiểm tra cũng cho thấy trong rừng đặc dụng Thần Sa, Công ty Thăng Long đã được cấp phép khai thác mỏ vàng sa khoáng diện tích khoảng 32ha. Đến nay, doanh nghiệp này vẫn đang khai thác trong chỉ giới cho phép, nhưng đã tiến hành một số hoạt động ra ngoài phạm vi cấp phép và xâm lấn vào rừng đặc dụng.

Cụ thể, Công ty Thăng Long đã xây dựng khu vực văn phòng trên diện tích 1,67ha, đồng thời xây dựng đình Bản Ná diện tích khoảng 0,12ha.

Một nội dung rất đáng quan tâm trong kết luận của Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên là, Công ty Thăng Long đã “gửi thải” (phế liệu từ hoạt động khai thác vàng) lên diện tích rừng khoảng 5,78ha, trong đó có 5,30ha là rừng đặc dụng, còn lại là quy hoạch các loại rừng khác.

Việc “gửi thải” của Công ty Thăng Long được ông Ngô Xuân Hải, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên khẳng định là sai quy định.

“Công ty này họ chỉ mượn diện tích để “gửi thải” thôi, chứ không có ý định đổ lâu dài. Chủ trương của tỉnh Thái Nguyên quy hoạch diện tích này để làm bãi thải là có rồi nhưng Công ty Thăng Long “gửi thải” trên diện tích là 5,78ha thì chưa thấy xin ý kiến của Sở tôi cũng như chưa chuyển đổi mục đích sử dụng đất như vậy là không đúng” – Ông Hải khẳng định với phóng viên.

Theo vị Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thái Nguyên, để hơn 10 ha rừng đặc dụng “biến” thành nhiều công trình như khu văn phòng, làm đường bê tông, đặc biệt là có tới 5,7ha làm bãi “gửi thải” thì trách nhiệm thuộc về Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa – Phượng Hoàng.

 

 

 

 

Thanh Xuân
Ý kiến bạn đọc
  • Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.

  • Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.

  • Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.

Top