Sáng 15-8, TAND tỉnh Phú Yên mở phiên tòa xét sơ thẩm đối với bị cáo Nguyễn Tài (nguyên Chủ tịch UBND huyện Đông Hòa) cùng 15 bị cáo từng là cấp dưới hầu tòa về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra ở dự án đền bù tại xã Hòa Tâm, huyện Đông Hòa (Phú Yên).
Các bị cáo gồm: Nguyễn Kỳ Tổng (nguyên Trưởng Phòng Tài nguyên - Môi trường huyện); Dương Văn Nhân (nguyên Phó Phòng Tài nguyên - Môi trường huyện); Nguyễn Trình Văn, Nguyễn Dương Tiến Hùng, Nguyễn Thị Huỳnh Dung, Nguyễn Văn Sơn (nguyên cán bộ Phòng Tài nguyên - Môi trường huyện); Huỳnh Công Dự (nguyên cán bộ Phòng Kinh tế hạ tầng huyện); Nguyễn Kích (nguyên Giám đốc Trung tâm Phát triển Quỹ đất huyện Đông Hòa); Huỳnh Ngọc Thắng (nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Phát triển Quỹ đất huyện); Bùi Xuân Quang, Trần Trọng Duy (nguyên nhân viên Trung tâm Phát triển Quỹ đất huyện huyện); Võ Tấn Vinh (nguyên cán bộ Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện); Lê Văn Hoàng (nguyên Chủ tịch UBND xã Hòa Tâm) và Nguyễn Hữu Phí (trú phường 7, TP Tuy Hòa - là người hưởng lợi trong việc đền bù giải phóng mặt bằng ở xã Hòa Tâm).
Các bị cáo trên sai phạm trong công tác xét, ký quy chủ sử dụng đất, kiểm kê, áp giá, lập hồ sơ, thẩm định, phê duyệt và thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại xã Hòa Tâm, huyện Đông Hòa để thực hiện dự án Nhà máy lọc dầu Vũng Rô do Công ty TNHH Dầu khí Vũng Rô làm chủ đầu tư; trong đó, UBND huyện Đông Hòa thực hiện thu hồi đất dẫn đến ngân sách nhà nước thất thoát hơn 9,2 tỷ đồng.
Tại phiên tòa, bị cáo Nguyễn Hữu Phí vắng mặt và nhiều người có quyền, nghĩa vụ liên quan nên các bị cáo còn lại cùng các luật sư và đại diện Viện Kiểm sát đề nghị hoãn phiên tòa. HĐXX đã quyết định hoãn xử, sẽ mở lại phiên tòa vào ngày 6-9.
Nguyên Chủ tịch UBND huyện Đông Hòa Nguyễn Tài cùng các bị cáo tại phiên tòa xét xử
Theo cáo trạng, đầu tháng 9-2012, UBND tỉnh Phú Yên giao cho UBND huyện Đông Hòa xác lập, thẩm định, phê duyệt và thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư để thực hiện dự án Nhà máy lọc dầu Vũng Rô.
Sau khi đền bù, hỗ trợ xong đợt 1 cho 10 trường hợp số tiền hơn 4,2 tỉ đồng. Ngày 2-12-2013, ông Tài chủ trì cuộc họp với các phòng, ban chức năng của huyện để nghe báo cáo về việc chi trả tiền đợt 1, cũng như Phòng Tài nguyên - Môi trường huyện đang thẩm định đợt 2 gồm 72 trường hợp bị hồi đất.
Sau khi Văn phòng UBND huyện trình lên cho ông Nguyễn Tài duyệt dự thảo thông báo để ký phát hành thì ông này lại thay đổi một số chi tiết, sau đó ông Tài có bút phê chỉnh sửa phát hành và Chánh Văn phòng UBND huyện Trịnh Văn Chánh ký gửi các phòng, trung tâm của huyện thực hiện. Vì vậy, trong quá trình triển khai, các thành viên trong các tổ đều biết Thông báo 504 chỉ đạo sai nhưng vẫn thực hiện.
Từ đầu tháng 7-2013 đến tháng 4-2014, trong quá trình thực hiện đền bù giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư dự án Nhà máy lọc dầu Vũng Rô tại xã Hòa Tâm, 15 bị cáo nêu trên cùng bị cáo Nguyễn Hữu Phí đã bồi thường về đất không đủ mật độ, đất lấn chiếm, nhà cất trái phép, hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho cán bộ đang công tác, cán bộ hưu trí, những người ở ngoài tỉnh, không trực tiếp sản xuất, không có hộ khẩu tại địa phương… Ngoài ra, các bị cáo còn hợp thức hồ sơ bồi thường, hỗ trợ diện tích nuôi thủy sản vượt mức, đứng tên nhiều người khác để nhận tiền cao hơn quy định… gây thiệt hại đối với Nhà nước hơn 9,2 tỉ đồng.
Giai đoạn điều tra, truy tố vụ án này, các bị cáo và người có quyền, nghĩa vụ liên quan đã nộp khắc phục hậu quả hơn 7,1 tỷ đồng. Ngoài ra, VKSND tỉnh Phú Yên cũng kiến nghị xử lý hành chính đối với 8 người có liên quan đến vụ án này.
Anh Thi
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.