Được thuê đất phục vụ bến bãi bốc xếp vật liệu và trộn bê-tông nhưng Công ty CP Thượng Long (Cty Thượng Long) ở xã Cao Xá (Lâm Thao - Phú Thọ) lại đầu tư xây dựng công trình kiên cố, vi phạm nghiêm trọng Luật Đê điều, Luật Phòng chống thiên tai.
Công trình không phép "qua mặt" chính quyền, gấp rút hoàn thiện.
Nhận được thông tin phản ánh của bạn đọc về sai phạm trên, chúng tôi đã tiếp cận hiện trường, xác minh nội dung một cách khách quan. Trước mắt chúng tôi là cả một công trường rộng hàng nghìn mét vuông, móng được đổ bê-tông dày khoảng 40cm, dựng khung sắt, lợp tôn và công nhân đang hoàn thiện tiếp phần nền chuẩn bị cho ra đời một xưởng gạch không nung với công suất lớn.
Trên giấy tờ đăng ký kinh doanh, Cty Thượng Long xin đăng ký kinh doanh bến bãi bốc xếp vật liệu xây dựng, trộn bê-tông, đồng thời xin chủ trương đầu tư dự án nhà máy sản xuất gạch Block không nung và ngói màu không nung. Mặc dù đã có hợp đồng thuê đất và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng trong khi dự án chưa được chấp nhận chủ trương đầu tư thì công ty này đã tự ý xây móng nhà xưởng sản xuất gạch trái phép ở bên ngoài bãi sông, vi phạm nghiêm trọng Luật Đê điều.
Nền móng kiên cố, máy móc sẵn sàng cho sản xuất gạch sai phép.
Được biết, điểm xây dựng này đã bị Hạt Quản lý đê Lâm Thao và thị xã Phú Thọ lập biên bản vi phạm tới 3 lần. Cụ thể, chỉ trong tháng 7/2015, Hạt Quản lý đê Lâm Thao và thị xã Phú Thọ đã 2 lần tổ chức kiểm tra và lập biên bản vào các ngày 13 và 30, nội dung các biên bản này ghi rõ: Tại Km 94+400 tuyến đê Tả Thao thuộc xã Cao Xá, Cty Thượng Long đã vi phạm khoản 5 Điều 7 của Luật Đê điều: Xây dựng móng và cột nhà xưởng sản xuất gạch không nung ngoài bãi sông khi chưa có giấy phép của các cấp thẩm quyền. Cơ quan này cũng yêu cầu Cty Thượng Long tạm dừng việc lắp dựng cột nhà xưởng và tháo dỡ những cột đã hoàn thành, tháo dỡ toàn bộ phần móng đã xây dựng, hoàn trả lại mặt bằng bãi sông nhằm đảm bảo hành lang bảo vệ đê, kè. Trong biên bản lập vào ngày 13/7, cơ quan chức năng yêu cầu Cty Thượng Long chấp hành xong trước ngày 15/7 nhưng mọi việc không có gì biến chuyển. Ở biên bản lần 2, tiếp tục yêu cầu phải tháo dỡ trước ngày 31/7. Tuy nhiên, thời điểm chúng tôi có mặt (13/10) thì công ty này cơ bản đã xây dựng xong.
Ông Nguyễn Hùng Sơn, Chi cục trưởng Chi cục Đê điều và Phòng chống lụt bão tỉnh Phú Thọ, cho biết: “Đây là công trình xây dựng sai phép, chúng tôi đang tiếp tục yêu cầu tháo dỡ, xử lý dứt điểm sai phạm này”.
Nhất Nam
Mọi thông tin bạn đọc khiếu nại, phản ánh, xin liên hệ: Báo Kinh tế nông thôn, 57 Hàng Chuối, phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội. Đường dây nóng: 0913516232. E-mail: [email protected]. |
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.