Hiện thi thể các nạn nhân đã được chuyển về Nhà tang lễ tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Yên tiến hành khám nghiệm để phục vụ công tác điều tra làm rõ nguyên nhân và làm thủ tục bàn giao thi thể nạn nhân cho gia đình đưa về nhà lo mai táng.
Trước đó, vào khoảng 11 giờ ngày 12-1, anh Huỳnh Văn Nê (22 tuổi, ngụ thị trấn Hòa Hiệp Trung, Đông Hòa, Phú Yên) xuống hầm nước mắm tại Công ty CP Foodtech chi nhánh Phú Yên (100 % vốn nước ngoài) thuộc KCN Hòa Hiệp, huyện Đông Hòa để lấy mẫu thì bất ngờ bị rơi xuống hầm. Mọi người có mặt tại hiện trường tưởng anh Nê bị điện giật nên cắt cầu dao, đồng thời ông Siriphong Phiuphu Khieo (49 tuổi, chuyên gia ngành thủy sản, quốc tịch Thái Lan); Nguyễn Văn Vinh (50 tuổi, ngụ thị trấn Hòa Vinh, huyện Đông Hòa); Lê Thành (30 tuổi, ngụ xã Hòa Hiệp Bắc, huyện Đông Hòa) và Hồ Viết Nguyên (36 tuổi, ngụ xã Hòa Thành, huyện Đông Hòa) lần lượt bước xuống cầu thang hầm mắm để cứu anh Nê thì tất cả đều gặp nạn. “Nghe tiếng kêu cứu, tất cả các công nhân còn lại nhanh chóng dùng vật cứng đập phá hầm nước mắm để cứu những người gặp nạn. Tuy nhiên, 5 nạn nhân đã tử vong”, một công nhân chứng kiến vụ việc kể lại.
Nơi xảy ra sự việc
Nhận được thông tin, lãnh đạo Công an tỉnh Phú Yên đã có mặt tại hiện trường chỉ đạo lực lượng chức năng khám nghiệm hiện trường, tập trung điều tra làm rõ nguyên nhân.
Sau khi xảy ra sự việc, các cơ quan chức năng tỉnh Phú Yên cùng lãnh đạo Công ty CP Foodtech đã đến gia đình các nạn nhân thăm hỏi, động viên. Tại đây, Liên đoàn Lao động tỉnh Phú Yên hỗ trợ mỗi gia đình nạn nhân 5 triệu đồng; Công ty CP Foodtech hỗ trợ mỗi gia đình nạn nhân 45 triệu đồng; một đối tác của Công ty CP Foodtech hỗ trợ mỗi gia đình nạn nhân 3 triệu đồng.
Theo ông Võ Ngọc Hòa, Chủ tịch UBND huyện Đông Hòa, vụ tai nạn tại Công ty CP Foodtech JSC chi nhánh Phú Yên xảy ra trong công đoạn làm nước mắm. Nguyên nhân ban đầu, có thể khi xuống hầm mắm, số công nhân trên bị ngạt khí và tử vong.
Anh Thi
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.