Phú Yên: Cựu trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện bị bắt
Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Phú Yên vừa bắt tạm giam 4 tháng đối với ông Nguyễn Văn Tiên, cựu trưởng phòng Tài Nguyên và Môi trường huyện Đông Hòa cùng cấp dưới vì bị cáo buộc đã sai phạm trong quản lý đất.
Vi phạm nghiêm trọng quy định về quản lý đất
Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Phú Yên vừa thi hành lệnh bắt tạm giam, khám xét nơi làm việc và nơi ở đối với ông Nguyễn Văn Tiên - huyện ủy viên, nguyên trưởng Phòng tài nguyên và môi trường huyện Đông Hòa, hiện là bí thư Đảng ủy thị trấn Hòa Hiệp Trung.
Cơ quan điều tra cũng khám xét, bắt tạm giam bà Nguyễn Thị Huỳnh Dung, chuyên viên Phòng tài nguyên và môi trường huyện Đông Hòa.
Cả hai người đều bị khởi tố bị can về tội "vi phạm các quy định về quản lý đất đai".
Theo cơ quan điều tra, ông Tiên và bà Dung đã lợi dụng chức vụ quyền hạn được giao, biết rõ quy định pháp luật phải thẩm định hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất nhưng vẫn thống nhất với nhau hợp thức hóa hồ sơ trình UBND huyện Đông Hòa ký quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất của nhiều hộ gia đình, cá nhân ở huyện này trong các năm 2018, 2019 trái quy định pháp luật.
Các quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam và lệnh khám xét đối với hai đối tượng này đã được Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Phú Yên phê chuẩn.
Trước đó, trong tháng 1/2020, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Phú Yên đã khởi tố vụ án vi phạm các quy định về quản lý đất đai xảy ra tại huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên. Hiện vụ việc đang được tiếp tục điều tra mở rộng.
Nhiều sai phạm trong quản lý đất đai, môi trường, đầu tư xây dựng tại Quảng Trị
Thanh tra Chính phủ (TTCP) ban hành Thông báo kết luận thanh tra số 235/TB-TTCP về việc quản lý, sử dụng đất đai, môi trường, đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, từ 1-1-2013 đến 30-6-2018.
Theo đó, TTCP nêu rõ: Công tác lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các huyện, thị xã, thành phố còn chậm so với yêu cầu; chất lượng các quy hoạch chưa cao, kế hoạch sử dụng đất chưa sát với thực trạng tình hình phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, dẫn đến phải điều chỉnh nhiều lần như tại huyện Hải Lăng, huyện Gio Linh và thị xã Quảng Trị.
Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp được giao đất, thuê đất nhưng do thiếu năng lực, chưa thực hiện đúng các quy định của pháp luật về đất đai, dẫn đến chậm đưa vào sử dụng, gây lãng phí đất đai. Trong đó, một số doanh nghiệp được thuê đất tại các khu công nghiệp, khu kinh tế chưa phù hợp với quy hoạch chi tiết được phê duyệt. Ðáng chú ý, việc UBND tỉnh Quảng Trị phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết tại các khu công nghiệp Nam Ðông Hà, Quán Ngang và Khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo không đúng theo điểm d Khoản 2, Ðiều 37 Nghị định 29/2008/NÐ-CP ngày 14-3-2008 của Chính phủ.
Cũng theo Thông báo kết luận thanh tra số 235, việc đầu tư cơ sở hạ tầng các khu dân cư để tổ chức bán đấu giá còn dàn trải, chưa nghiên cứu được nhu cầu thực tế của người dân, dẫn đến lãng phí khi không có người mua. Nhiều dự án được Nhà nước giao, cho thuê đất để thực hiện các dự án khai thác khoáng sản mặc dù được cấp phép khai thác nhưng lại không có hợp đồng cho thuê đất, chưa nộp tiền ký quỹ bảo đảm thực hiện dự án theo quy định (như Công ty Cổ phần Song Nhùng, Công ty TNHH một thành viên Ðất Việt, Công ty Cổ phần Phát triển khoáng sản 4…) là vi phạm quy định của Luật Ðất đai, Luật Bảo vệ rừng.
TTCP cho biết, việc UBND tỉnh cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho Công ty cổ phần Ðầu tư Sài Gòn được hưởng ưu đãi không đúng theo quy định tại Nghị định số 108/2006/NÐ-CP ngày 22-9-2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Ðầu tư năm 2005. Ðồng thời, việc xác định và áp giá trị tiền sử dụng đất không đúng quy định của Luật Ðất đai 2003, gây thất thoát ngân sách 14.115.418.000 đồng. UBND tỉnh cho phép bán Trụ sở Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, sau khi Thủ tướng đã chỉ đạo tạm dừng, mà không xin ý kiến của Thủ tướng Chính phủ, cần nghiêm túc kiểm điểm trách nhiệm của cá nhân, tổ chức để xảy ra sai phạm. Trách nhiệm thuộc về Chủ tịch UBND tỉnh; các sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính…
Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành Luật Bảo vệ môi trường còn yếu, dẫn đến nhiều vi phạm tại nhiều dự án. Công tác cấp phép hoạt động tài nguyên chưa tốt, công tác thẩm định và phê duyệt đánh giá tác động môi trường chiếm tỷ lệ 20%, số dự án chưa lập kế hoạch bảo vệ môi trường chiếm 44,1%, số dự án chưa được xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường chiếm 53,9%.
Từ những nội dung nêu trên, TTCP kiến nghị Thủ tướng Chính phủ kiểm điểm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2011 - 2016 và 2016 - 2021 có liên quan các sai phạm được nêu trong kết luận thanh tra. TTCP kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị thu hồi vào ngân sách Nhà nước số tiền 14.257.482.000 đồng từ Công ty cổ phần Ðầu tư Sài Gòn và thu phí bảo vệ môi trường của 29 chủ đầu tư các dự án khác; thu hồi số tiền 5,718 tỷ đồng đối với các đơn vị còn nợ tiền thuê và tiền sử dụng đất, thu hồi 1,586 tỷ đồng tiền ký quỹ phục hồi môi trường và 5,977 tỷ đồng tiền cấp quyền khai thác của Công ty cổ phần Phát triển khoáng sản 4.
Ngoài ra, TTCP yêu cầu làm rõ trách nhiệm của các cá nhân, tập thể tại các cơ quan, ban, ngành có liên quan trong việc cấp phép, ưu đãi và còn sai phạm trong việc thực hiện các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
Tại Văn bản 378/VPCP-V.I của Văn phòng Chính phủ truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đồng ý nội dung và kiến nghị của Thanh tra Chính phủ. Ðồng thời yêu cầu Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị và Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện các nội dung kiến nghị của TTCP..
Lập quy hoạch tổng thể quan trắc môi trường quốc gia
Phó thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng vừa ký quyết định phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch tổng thể quan trắc môi trường quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Mục tiêu tổng quát của nhiệm vụ là xây dựng quy hoạch tổng thể hệ thống quan trắc môi trường quốc gia, bao gồm chương trình quan trắc chất lượng môi trường tại các lưu vực sông, hồ liên tỉnh, các vùng kinh tế trọng điểm, khu vực tập trung nhiều nguồn thải, có nguồn thải lớn tác động liên tỉnh, quan trắc môi trường xuyên biên giới và chương trình quan trắc đa dạng sinh học. Qua đó, kịp thời cung cấp thông tin, dữ liệu, nâng cao năng lực cảnh báo, dự báo chất lượng môi trường phục vụ công tác quản lý, công khai thông tin tới cộng đồng.
Việc lập quy hoạch tổng thể quan trắc môi trường quốc gia phải đáp ứng các nội dung cơ bản: Xây dựng nội dung về phân tích, đánh giá hiện trạng mạng lưới quan trắc môi trường quốc gia; hệ thống phòng thí nghiệm, phân tích môi trường và hệ thống quản lý số liệu, dữ liệu quan trắc môi trường; xây dựng quan điểm, mục tiêu, lựa chọn phương án quy hoạch... Bên cạnh đó, việc lập quy hoạch cần bảo đảm xây dựng nội dung về bố trí mạng lưới quan trắc môi trường quốc gia.
Mới đây, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá Lê Đức Giang ký quyết định xử phạt hơn 400 triệu đồng đối với Công ty TNHH Thương mại Song Dương (gọi tắt Công ty Song Đương) do trang trại lợn của công ty này vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Ngày 22/10/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 135/2024/NĐ-CP quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ.
Gỗ xử lý tịch thu không còn hợp pháp là một trong những điều chỉnh được quy định tại Nghị định 120/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành hôm 30/9 khi sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 102/2020/NĐ-CP.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.
Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.
Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.