Chỉ được nhờ làm chứng cho người quen khi hai bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất nhưng ông Văn Phú Hạ đã tự ý ghi tên mình vào phần người mua để được hưởng bồi thường gần 1 tỉ đồng.
Sau khi nhận được đơn, UBND xã Hòa Thành tổ chức buổi làm việc để làm rõ. Tại đây, ông Văn Phú Hạ cho rằng, đất ông mua lại từ gia đình ông Tốt với giá 50 triệu đồng và có chữ ký của ông Tốt. Ông Hạ cũng đưa ra tờ giấy ghi bán soi theo hoa màu không ghi ngày tháng. Nội dung ghi ông Nguyễn Văn Tốt bán cho anh trai là Nguyễn Thanh Thuyết với giá 50 triệu đồng, nhưng bên dưới phần mua lại ký là tên ông Văn Phú Hạ, người làm chứng cũng là ông Văn Phú Hạ.
Liên quan đến vấn đề này, ông Tốt cho biết: Tôi và mẹ có viết giấy bán cho anh Thuyết đất bãi bồi ven sông tại thôn Phú Lễ. Hôm đó, anh trai mệt không đến được nên nhờ dượng là ông Hạ đem 50 triệu đồng đến nhà tôi. Tại đây, tôi ký giấy chuyển nhượng phần đất cho anh trai, còn phần người mua chừa trống nhờ ông Hạ đem về anh Thuyết ký sau. Tuy nhiên, ông Hạ nghe tin Tổng công ty Thành Trung bồi thường với số tiền lớn để lấy cát xây dựng dự án Kè chống sạt lở bờ tả sông Ba kết hợp phát triển hạ tầng đô thị từ đoạn cầu Đà Rằng mới đến cầu Đà Rằng cũ nên ông Hạ không đưa tờ giấy đó cho anh Thuyết mà tự ký tên mình là Văn Phú Hạ để được hưởng bồi thường từ công ty.
Tại buổi làm việc, ông Hạ có đưa ra tờ giấy gốc này và đại diện UBND xã hỏi ông Hạ: “Có phải chữ ký người mua và người làm chứng là chữ ký của ông không?, ông Hạ đáp: “Là tôi ký, chữ ký của tôi”. Sao trong giấy ông Tốt ghi với nội dung bán cho ông Thuyết mà sao ông lại ký. Ông Hạ, nói: “Ông Thuyết bán lại cho tôi nên tôi ký vào”. Ông thấy 50 triệu lớn không. Ông Hạ: “Đối với gia đình tôi là 50 triệu đồng là rất lớn”. Ông nói số tiền lớn như vậy tại sao, ông không nói ông Thuyết ký vào tờ giấy đó rồi làm tờ giấy khác bán lại cho ông mà ông lại tự ký như vậy. Đại diện UBND xã Hòa Thành nói đến đây, ông Hạ im lặng một hồi rồi trả lời: “Ông Thuyết bán cho tôi thì tôi ký vô thôi”.
Tờ giấy mà ông Hạ đưa ra để chứng minh mình là người được chuyển nhượng quyền sử dụng đất soi và được quyền nhận bồi thường có điều lạ là người mua cũng là người làm chứng (?!). Thêm một điều lạ nữa là tại buổi làm việc với đại diện UBND xã Hòa Thành, ông Hạ nói chỉ nhận bồi thường hơn 600 triệu đồng; trong khi theo giấy tờ do Tổng công ty Thành Trung cung cấp, số tiền doanh nghiệp này bồi thường cho ông Hạ là 960 triệu đồng (?!).
Chiều 15/5, UBND xã Hòa Thành tiếp tục tổ chức buổi làm việc giữa ông Tốt và ông Hạ để hòa giải thì trong quá trình làm việc, ông Hạ tự động bỏ ra về trong khi cuộc họp chưa kết thúc.
Theo ông Tốt, từ khi gia đình ông làm đơn khiếu nại đến nay luôn có những đối tượng lạ mặt, dân xã hội đến hăm dọa, khiến mọi người đều nơm nớp lo sợ.
Kinh tế nông thôn tiếp tục thông tin diễn biến vụ việc đến bạn đọc./.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.