Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 28 tháng 3 năm 2024  
Thứ tư, ngày 22 tháng 4 năm 2020 | 22:23

Phú Yên: Người dân “chơi sang” nấu cơm, tắm bằng nước bình

Uống thì mặn, tắm rửa bị ngứa ngáy..., tình trạng nước bị nhiễm mặn gây đảo lộn của sống của người dân. Chúng tôi đã nhiều lần làm đơn gửi đến chính quyền địa phương nhưng chưa thấy giải quyết.

Đây là ý kiến của người dân xóm Soi, thôn Đông Phước, xã Hòa An, huyện Phú Hòa (Phú Yên).
 
Ông Đỗ Hữu Minh cho biết: Tôi sống ở xóm Soi từ trước năm 1975 đến giờ nên biết, nguồn nước ở khu vực này rất mát và ngọt. Tuy nhiên, không hiểu sao từ khi dự án Kè chống sạt lở bờ tả sông Ba kết hợp với phát triển hạ tầng đô thị, đoạn từ cầu Đà Rằng cũ đến cầu Đà Rằng mới, được triển khai cách nhà vài mét thì nguồn nước dần bị bốc mùi hôi, rồi mặn chát, không thể dùng được.
20200420_094638.jpg
Đơn thư của người dân xóm Soi, thôn Đông Phước, xã Hòa An, huyện Phú Hòa (Phú Yên).

Theo ông Minh, nhà ông trồng 5 sào rau thơm, cải, mồng tơi, và trồng cây diệp hạ châu để bán cho công ty dược. Nhờ các loại cây trồng này, hàng tháng gia đình cũng kiếm được vài triệu đồng để trang trải cuộc sống. Tuy nhiên, từ sau tết đến nay, ông phải bỏ đất hoang vì nước mặn không dùng để tưới cây được; cố tưới thì cây bị vàng lá, rồi chết, thiệt hại gần 30 triệu đồng. “Hiện nay, giếng nhà nào trong xóm cũng bị nhiễm mặn. Đồ dùng trong nhà tôi chỉ qua một vài lần sử dụng đều bị ố vàng và nấu nước nóng đổ vào bình thủy thì bị nổ mấy cái. Nguồn nước giếng bị nhiễm mặn nặng, chúng tôi phải sử dụng bể lọc thủ công gồm đá cuội và cát, song phương pháp này không mấy hiệu quả. Những người trong gia đình của tôi cũng hay mắc các bệnh về tiêu hóa khiến mọi người rất lo lắng”,ông Minh nói.

img_6199.JPG
Khu vực triển khai xây dựng dự án

Nước ngầm bị nhiễm mặn nặng cũng làm cây trồng chết dần. Anh Võ Ngọc Hoàn, một người dân xóm Soi, cho biết: “Ở đây mỗi gia đình đều có giếng nước để sinh hoạt, hàng ngày dùng nước nấu ăn, uống, bơm nước cho cây trồng mấy chục năm nay. Nhờ nguồn nước này mà 2 sáo ớt của gia đình lâu nay sinh trưởng và phát triển tốt. Tuy nhiên, gần 1 tháng nay, tôi cũng tưới nước này thì phát hiện thấy dấu hiệu vẩn đục, hôi thối, cây chết dần, một số cây khác cũng bị héo lá”.

img_6216.JPG
Hoa màu của người dân héo lá, chết dần

Theo chị Võ Thị Nguyệt, gần đây, người dân tắm bằng nước giếng thì thấy ngứa. Nấu uống thì nước bị mặn, hôi, đóng váng. “Để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình, hàng ngày tôi phải mua bình nước (loại 20 lít) với giá 12.000 đồng về sử dụng, tính ra hàng tháng mất gần 400.000 đồng tiền mua nước. Tôi và người dân nơi đây mong Nhà nước quan tâm, có hướng xử lý để bà con có nước sinh hoạt”, chị Nguyệt nói.

Nhiều người dân xóm Soi cho rằng, nước ở đây bị nhiễm mặn, không sử dụng được từ khi dự án “Kè chống sạt lở bờ tả sông Ba kết hợp phát triển hạ tầng khu đô thị” triển khai. Để khắc phục tạm thời tình trạng này, nhiều gia đình bỏ tiền khoan giếng sâu từ 32 mét trở lên, nước mới hết mùi hôi và có thể dùng được. Tuy nhiên, với giá 50.000 đồng/m cộng với tiền ống nước, mỗi giếng khoan họ mất từ 2,5 triệu đồng/giếng. Riêng những hộ không có điều kiện thì phải ra xóm ngoài gần cả cây số xin nước chở về dùng hoặc phải sử dụng nguồn nước bị nhiễm mặn nặng từ giếng để sinh hoạt.
img_6229.JPG
Những người dân có điều kiện khoan giếng để có nước sinh hoạt

“Ngay sau khi vụ việc xảy ra, người dân nơi đây đã làm đơn kiến nghị đến chính quyền sở tại, tuy nhiên chưa thấy họ nói năng gì. Người dân nơi đây vẫn đang sống trong nỗi âu lo khi phải sử dụng nguồn nước nhiễm mặn. Chúng tôi chỉ mong chính quyền sớm có cách khắc phục để người dân được nhờ”, ông Minh bộc bạch.

Theo lãnh đạo UBND huyện Phú Hòa, địa phương đã nhận được thông tin phản ánh của người dân. Thời gian tới, huyện sẽ thành lập tổ công tác, mời chủ đầu tư dự án Kè chống sạt lở bờ tả sông Ba kết hợp với phát triển hạ tầng đô thị, đoạn từ cầu Đà Rằng cũ đến cầu Đà Rằng mới đi thực tế và lấy mẫu nước để kiểm tra, xác định nguyên nhân.
 
Kinh tế Nông thôn tiếp tục thông tin diễn biến vụ việc đến bạn đọc./.
Quốc Hùng
Ý kiến bạn đọc
  • Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Tình trạng chó thả rông cắn người gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng xảy ra không chỉ ở vùng nông thôn, ngoại thành, mà ngay cả ở các thành phố lớn. Rất nhiều người từ già đến trẻ bị chó thả rông tấn công dẫn đến tử vong hoặc mang thương tích.

  • Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Thời gian qua, trong đầm, vịnh trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, việc người dân tự phát cắm cọc, giăng dây nuôi vẹm xanh, vẹm đất ở ngoài vùng quy hoạch nuôi trồng thủy sản (NTTS) đã để lại nhiều hệ lụy. Cơ quan chức năng, chính quyền các địa phương ven biển đang triển khai nhiều giải pháp nhằm vận động người dân tháo dỡ, không để phát sinh khu vực nuôi mới.

  • Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang tồn tại 234 trường hợp vi phạm về thủy lợi, đê điều, phòng chống thiên tai. Chủ tịch UBND tỉnh này yêu cầu các sở, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi (KTCTTL) xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Top