Sáng 24-3, nguồn tin từ UBND tỉnh Phú Yên cho biết, UBND tỉnh này vừa ban hành quyết định xử lý kỷ luật khiển trách đối với ông Phạm Đình Phụng, Phó Chủ tịch UBND huyện Sơn Hòa.
>> Huyện Sơn Hòa (Phú Yên): Quan xã, quan huyện tiếp tay hủy hoại rừng
>> Phú Yên: Rừng bị tàn phá, Trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Sơn Hòa bị cách chức
>> Phú Yên: Rừng bị tàn phá không thương tiếc!
>> Rừng bị tàn phá không thương tiếc!": “Chúng tôi chưa biết”
Theo thông báo kết luận của Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh, ngày 16-3, UBND tỉnh ký quyết định kỷ luật ông Phạm Đình Phụng, Phó Chủ tịch UBND huyện Sơn Hòa với hình thức khiển trách vì đã vi phạm các quy định của Nhà nước.
Cụ thể, trong thời gian giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND huyện Sơn Hòa đã ký các Quyết định giao đất và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 03 hộ dân tại xã Sơn Nguyên không đúng quy định của Luật Đất đai, Luật Bảo vệ và phát triển rừng; ký các Quyết định xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản không đúng quy định; có trách nhiệm cùng lãnh đạo UBND huyện chậm rà soát giải quyết dứt điểm các trường hợp được giao đất sau Thông báo kết luận số 349/TB-UB ngày 19/5/2005 của Chủ tịch UBND tỉnh; năm 2009, 2010 với chức trách là Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Sơn Hà, ông Phạm Đình Phụng đã cùng với bộ phận kế toán ngân sách xã Sơn Hà lập khống các hợp đồng kinh tế để rút 30 triệu đồng tiền UBND huyện hỗ trợ từ nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường để chi tiêu trái nguyên tắc tài chính.
Báo Kinh tế nông thôn đã có loạt bài phản ánh về “tình trạng rừng nguyên sinh Hòn Đác bị tàn phá hàng chục héc ta, khiến dư luận bức xúc”. Sau khi báo đăng, các cơ quan chức năng Phú Yên đã vào cuộc điều tra, làm rõ sự việc.
Theo đó, vào năm 2003, UBND tỉnh Phú Yên ban hành Quyết định số 1483/QĐ-UB thu hồi 2.340ha đất từ Ban quản lý rừng phòng hộ Sơn Hòa chuyển giao cho UBND huyện Sơn Hòa quản lý, thực hiện Dự án di giãn dân kết hợp phát triển sản xuất vùng kinh tế thôn Nguyên Xuân, xã Sơn Nguyên và bàn giao cho UBND xã Sơn Nguyên.
Việc giao đất sai đối tượng này dẫn đến hàng chục héc ta rừng nguyên sinh Hòn Đác bị tàn phá, khiến dư luận bức xúc trong thời gian dài
Dự án di giãn dân nêu trên đã được UBND huyện Sơn Hòa và UBND xã Sơn Nguyên triển khai trong suốt thời gian dài (2003-2010) với vốn đầu tư hàng tỷ đồng, như xây dựng trường học, trạm y tế… Tuy nhiên, sau thời gian sinh sống, hàng chục người dân nơi này cho rằng, họ sống xa khu vực trung tâm nên không có việc làm, chỉ biết vào rừng chặt phá gỗ để sinh sống. Thiếu thốn trăm bề, sau đó họ về nơi cũ để ở. Từ đó đến nay, các công trình thuộc dự án đều bị bỏ hoang.
Thấy rừng nơi đây phát triển tốt, đầu năm 2015, ông Đinh Văn Hùng, trú P.5, TP. Tuy Hòa và bà Phan Thị Hồng Loan - Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Loan Vy (trú P.7, TP. Tuy Hòa) gặp ông Ngô Tấn Thái, nguyên Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Nguyên, và ông Nguyễn Hồng, nguyên cán bộ địa chính xã, nhờ hợp thức hóa các thủ tục để được Nhà nước giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại tiểu khu 192 khu vực Hòn Đác, xã Sơn Nguyên. Ông Thái lấy tên ba người thân của mình đứng tên, gồm ông Bùi Văn Bé, Nguyễn Văn Hiền, Ngô Văn Tịnh, cùng trú tại xã Sơn Nguyên. Mặc dù biết việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại tiểu khu 192 khu vực Hòn Đác, xã Sơn Nguyên, huyện Sơn Hòa (Phú Yên) là sai quy định của pháp luật, nhưng các cán bộ chủ chốt từ xã đến huyện vẫn tiếp tay hợp thức hóa giấy tờ, lập thủ tục giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng 75ha đất lâm nghiệp ở Hòn Đác cho 3 hộ gia đình trên.
Cụ thể, khi tiếp nhận hồ sơ, ông Nguyễn Ngọc Tiến, nguyên Trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Sơn Hòa đã hoàn tất các thủ tục và tham mưu ông Phạm Đình Phụng, Phó Chủ tịch UBND huyện Sơn Hòa ký các quyết định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp nói trên cho 3 hộ gia đình (mỗi người 25ha) trái quy định, sai đối tượng. Việc giao đất sai đối tượng này dẫn đến hàng chục héc ta rừng nguyên sinh bị tàn phá, khiến dư luận bức xúc trong thời gian dài.
Với những sai phạm trên, các cán bộ chủ chốt từ xã đến huyện đã bị kỷ luật..
Anh Thi
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.