Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 7 tháng 9 năm 2012 | 9:44

Phú Yên: Rừng “trọc đầu” chỉ còn là thời gian

KTNT- Kinh tế khó khăn nên nhiều người dân sống ven rừng đã chọn việc phá rừng, đốt than là giải pháp để tăng thu nhập gia đình. Tình trạng này góp phần làm “trọc đầu” nhiều mảng rừng tại Phú Yên. Vấn đề đặt ra là cần có những mô hình khác bền vững nhằm để nâng cao thu nhập cho người dân ở các huyện miền núi, bởi tình trạng phá rừng, đốt than đã xảy ra từ lâu và gần như địa phương nào có rừng phải đối mặt với vấn nạn này.

Chúng tôi đến xã Sơn Giang huyện Sông Hinh (Phú Yên), đi khắp nẻo đường trong xã ai nấy cũng đều bắt gặp những hầm than còn nghi ngút khói; vào bên trong những ngôi nhà thì than chất ngổn ngang, đóng thành từng bao lớn đến 50-70kg chuẩn bị xuất bán cho tư thương. Chị Trần Thị Mùi (32 tuổi, trú thôn Phước Giang, xã Sơn Giang) làm nghề đốt than gần 5 năm nay, cũng như bao gia đình khác, nhờ đốt than mà gia đình chị thoát khỏi cảnh thiếu ăn, thiếu mặc. “Chúng tôi biết việc phá rừng, đốt than là vi phạm pháp luật và sẽ bị cơ quan chức năng xử lý nếu họ phát hiện nhưng đây là cách duy nhất để gia đình tôi ổn định cuộc sống. Nếu không làm nghề này, tôi chẳng còn biết làm gì để nuôi miệng, nuôi con”, chị Mùi thành thật nói.

Hiện trường phá rừng, đốt than ở xã Sơn Giang.

Từ những năm qua, nhiều người dân ở thôn Hà Giang và Phước Giang (xã Sơn Giang) chọn việc đốt than là công việc thường ngày của mình. Hai năm trở về trước 50% hộ dân hai thôn này sống nhờ vào nghề đốt than và mua bán than. Bình quân mỗi ngày mỗi hộ đốt được một bao than 30kg, mỗi tháng cả thôn đốt hơn 50 tấn than. Hiện nay, số hộ sống bằng nghề đốt than vẫn chiếm khoảng 30%. Ông Nguyễn Ngọc Thông – Chủ tịch UBND xã Sơn Giang cho biết: Để ngăn chặn tình trạng phá rừng, đốt than rồi lấy đất sản xuất, UBND xã Sơn Giang đã áp dụng mức phạt nặng đối với những vi phạm này nhưng khó khăn ở đây là đa số người dân đều nghèo và thu nhập không ổn định. Ngoài ra, địa bàn miền núi phức tạp và trải dài hơn 10km, trong khi đó xã chỉ có một cán bộ kiểm lâm nên khó ngăn chặn người dân phá rừng, đốt than làm nương rẫy. Cũng chính vì vậy mà trình trạng phá rừng vẫn chưa được giải quyết dứt điểm.

Một con số thống kê của UBND xã Sơn Giang đưa ra khiến nhiều người phải giật mình, đó là sau 5 năm, số diện tích rừng đã giảm hơn một nửa. Hiện nay, nhiều hộ dân đã chuyển sang các địa phương khác phát rừng hoặc mua gỗ về làm than. Cần có một giải pháp bền vững giúp người dân các xã ven rừng có việc làm, thu nhập ổn định thì tình trạng đốt than ở những ngôi làng như Phước Giang, Hà Giang mới có thể chấm dứt. Nếu không trong một ngày không xa những khu rừng còn lại ở xã Sơn Giang chắc chắn chỉ là những đồi trọc./.

Minh Tuấn

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.

  • Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.

  • Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.

Top