KTNT- Miền Tây Phú Yên là vùng giáp ranh với một số tỉnh Tây Nguyên. Đây là nơi còn giữ được nhiều cánh rừng nguyên sinh có giá trị cao về nhiều mặt. Tuy nhiên, từ nhiều năm nay, vùng giáp ranh này liên tục xảy ra nhiều vụ phá rừng quy mô lớn mà cho đến nay, các ngành, địa phương liên quan vẫn chưa có giải pháp ngăn chặn.
Nổi cộm trong các vụ phá rừng ở tại tỉnh Phú Yên là việc nhiều đối tượng sử dụng các phương tiện cơ giới khai thác rừng, vận chuyển và mua bán lâm sản trái phép tại vùng giáp ranh giữa Phú Yên và các tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk, Khánh Hòa; hoạt động vận chuyển trái phép bằng xe gắn máy trên quốc lộ 25 qua địa phận huyện Sơn Hòa (Phú Yên). Mới đây, các ngành chức năng huyện Sông Hinh (Phú Yên) tiếp tục phát hiện lâm tặc khai thác hơn 4m3 gỗ nhóm 3 và trên đường vận chuyển gỗ về xuôi. Tuy nhiên, khi bị lực lượng chức năng phát hiện, lâm tặc đã uy hiếp dùng cưa lốc phá gỗ.
Tại các địa phương là điểm nóng phá rừng, vận chuyển lâm sản trái phép, chính quyền địa phương đã thành lập nhiều đoàn công tác do trưởng công an địa phương trực tiếp chỉ đạo, triển khai nhiều giải pháp nhằm ngăn chặn hoạt động vận chuyển lâm sản. Ngoài ra, các địa phương còn huy động nhiều lực lượng chức năng tiến hành tịch thu phương tiện khai thác vận chuyển lâm sản trái phép. Kết quả bước đầu ngăn chặn đã làm giảm nhiệt cơn sốt phá rừng, tịch thu một lượng gỗ lớn không rõ nguồn góc hơn 1000m3, lập biên bản xử lý hành chính các vụ liên quan phá rừng lên đến hàng tỷ đồng.
Đây là việc làm kiên quyết sau khi có chỉ thị của UBND tỉnh Phú Yên về việc tăng cường quản lý bảo vệ rừng, vừa tăng cường truy quét, ngăn chặn các vụ phá rừng, vận chuyển lâm sản trái phép nhưng thực tế việc ngăn chặn tình trạng phá rừng vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn.
Tuy nhiên, để thực sự hạn chế tình trạng phá rừng, khai thác lâm sản, vấn đề giải quyết việc làm, thu nhập ổn định cho người dân cũng là vấn đề rất cần cho các địa phương lưu ý, ngành kiểm lâm, chính quyền các địa phương cũng cần sớm kiểm tra, soát xét lại chủ rừng. Trên cơ sở đó, giao trách nhiệm quản lý rừng cho các chủ rừng, có như vậy các điểm chặt phá rừng, khaii thác, vận chuyển lâm sản trái phép mới bị phát hiện ngăn chặng kịp thời./.
Minh Tuấn
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.