KTNT- Kinh tế khó khăn nên nhiều người dân sống ven rừng đã chọn việc phá rừng, đốt than là giải pháp để tăng thu nhập gia đình. Tình trạng này góp phần làm “trọc đầu” nhiều mảng rừng tại Phú Yên. Vấn đề đặt ra là cần có những mô hình khác bền vững nhằm để nâng cao thu nhập cho người dân ở các huyện miền núi, bởi tình trạng phá rừng, đốt than đã xảy ra từ lâu và gần như địa phương nào có rừng phải đối mặt với vấn nạn này.
Chúng tôi đến xã Sơn Giang huyện Sông Hinh (Phú Yên), đi khắp nẻo đường trong xã ai nấy cũng đều bắt gặp những hầm than còn nghi ngút khói; vào bên trong những ngôi nhà thì than chất ngổn ngang, đóng thành từng bao lớn đến 50-70kg chuẩn bị xuất bán cho tư thương. Chị Trần Thị Mùi (32 tuổi, trú thôn Phước Giang, xã Sơn Giang) làm nghề đốt than gần 5 năm nay, cũng như bao gia đình khác, nhờ đốt than mà gia đình chị thoát khỏi cảnh thiếu ăn, thiếu mặc. “Chúng tôi biết việc phá rừng, đốt than là vi phạm pháp luật và sẽ bị cơ quan chức năng xử lý nếu họ phát hiện nhưng đây là cách duy nhất để gia đình tôi ổn định cuộc sống. Nếu không làm nghề này, tôi chẳng còn biết làm gì để nuôi miệng, nuôi con”, chị Mùi thành thật nói.
Hiện trường phá rừng, đốt than ở xã Sơn Giang. |
Từ những năm qua, nhiều người dân ở thôn Hà Giang và Phước Giang (xã Sơn Giang) chọn việc đốt than là công việc thường ngày của mình. Hai năm trở về trước 50% hộ dân hai thôn này sống nhờ vào nghề đốt than và mua bán than. Bình quân mỗi ngày mỗi hộ đốt được một bao than 30kg, mỗi tháng cả thôn đốt hơn 50 tấn than. Hiện nay, số hộ sống bằng nghề đốt than vẫn chiếm khoảng 30%. Ông Nguyễn Ngọc Thông – Chủ tịch UBND xã Sơn Giang cho biết: Để ngăn chặn tình trạng phá rừng, đốt than rồi lấy đất sản xuất, UBND xã Sơn Giang đã áp dụng mức phạt nặng đối với những vi phạm này nhưng khó khăn ở đây là đa số người dân đều nghèo và thu nhập không ổn định. Ngoài ra, địa bàn miền núi phức tạp và trải dài hơn 10km, trong khi đó xã chỉ có một cán bộ kiểm lâm nên khó ngăn chặn người dân phá rừng, đốt than làm nương rẫy. Cũng chính vì vậy mà trình trạng phá rừng vẫn chưa được giải quyết dứt điểm.
Một con số thống kê của UBND xã Sơn Giang đưa ra khiến nhiều người phải giật mình, đó là sau 5 năm, số diện tích rừng đã giảm hơn một nửa. Hiện nay, nhiều hộ dân đã chuyển sang các địa phương khác phát rừng hoặc mua gỗ về làm than. Cần có một giải pháp bền vững giúp người dân các xã ven rừng có việc làm, thu nhập ổn định thì tình trạng đốt than ở những ngôi làng như Phước Giang, Hà Giang mới có thể chấm dứt. Nếu không trong một ngày không xa những khu rừng còn lại ở xã Sơn Giang chắc chắn chỉ là những đồi trọc./.
Minh Tuấn
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.