“Các nạn nhân đã tử vong do ngạt khí độc từ hầm chứa nước mắm. Tuy nhiên, đây mới là nhận định ban đầu, còn nguyên nhân vì sao chết, hiện Công an tỉnh Phú Yên khẩn trương tập trung các đơn vị nghiệp vụ điều tra làm rõ và sẽ có kết luận cụ thể để xử lý theo quy định pháp luật”, Đại tá Nguyễn Xuân Hồng, Phó Giám đốc Công an tỉnh Phú Yên thông tin tại buổi họp báo vào chiều 13-1.
>> Phú Yên: 1 chuyên gia người Thái Lan và 4 công nhân Việt Nam tử vong tại hầm nước mắm
Ông Phan Đình Phùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên chủ trì cuộc họp báo thông tin về vụ tai nạn lao động xảy ra vào 11 giờ ngày 12-1, tại Công ty cổ phần Foodtech thuộc khu công nghiệp Hòa Hiệp, huyện Đông Hòa khiến 1 chuyên gia Thái La cùng 4 công nhân Việt Nam tử vong.
Theo đó, vào khoảng 11 giờ ngày 12-1, công nhân Huỳnh Văn Nê (22 tuổi, ngụ khu phố Phú Thọ 3, thị trấn Hòa Hiệp Trung, huyện Đông Hòa) và Lê Thị Hoa (28 tuổi, ngụ khu phố 4, phường Phú Thạnh, TP.Tuy Hòa) đến bể chứa nước mắm tại nhà máy chế biến thủy sản của Công ty cổ phần Foodtech thuộc khu công nghiệp Hòa Hiệp, huyện Đông Hòa để lấy mẫu nước mắm chuyển sang kiểm nghiệm chất lượng. Trong lúc xuống cầu thang hầm nước mắm để lấy mẫu thì anh Nê không may rơi xuống hầm chứa mắm. Nghe tiếng chị Hoa kêu cứu, ông Phiuphukhieo Siriphong cùng công nhân Hồ Viết Nguyên (36 tuổi, ngụ thôn Phước Bình Bắc, xã Hòa Thành, huyện Đông Hòa); Lê Thành, (30 tuổi, ngụ thôn Phước Lâm, xã Hòa Hiệp Bắc, Đông Hòa) và Nguyễn Văn Vinh (46 tuổi, ngụ thị trấn Hòa Vinh, huyện Đông Hòa) chạy đến cứu các nạn nhân gặp nạn. Tuy nhiên, cả 4 người đều lần lượt rơi xuống hầm chứa nước mắm và tử vong.
Sau khi phát hiện các nạn nhân gặp nạn tại nhà máy chế biến thủy sản của Công ty cổ phần Foodtech thuộc khu công nghiệp Hòa Hiệp, huyện Đông Hòa, nhiều người có mặt đã đập phá tường bằng tôn để cứu người nhưng không kịp
Ông Phan Đình Phùng cho biết thêm, cơ quan chức năng đã bàn giao thi thể các nạn nhân cho gia đình và đã được côn cất. Riêng thi thể ông Phiphukhieo Siriphong (47 tuổi, quốc tịch Thái Lan, chuyên gia của Công ty cổ phần Foodtech), UBND tỉnh Phú Yên đã có văn bản gửi đến Sở ngoại vụ TP.Hồ Chí Minh để cơ quan này thông báo cho Tổng lãnh sự quán Thái Lan tại TP. Hồ Chí Minh phối hợp đưa thi thể nạn nhân hồi hương theo quy định pháp luật.
Trước các câu hỏi của phóng viên, ông Nguyễn Thanh Tùng, trợ lý tổng giám đốc Công ty cổ phần Foodtech JSC, đại diện công ty đã gửi lời xin lỗi, chia buồn đến gia đình các nạn nhân. Ông Tùng cho biết, nơi xảy ra vụ tai nạn là hầm chứa nước hấp cá. Hầm chứa nước mắm này dùng để gom, chứa nước tận thu sau khi hấp cá. Sau đó nước mắm này sẽ được cô đặc rồi bán cho các cơ sở chế biến nước mắm. Ngày 29-9-2016, công ty dùng thử nghiệm hấp cá để cô đặc và công nhân xuống hầm lấy mẫu nước để kiểm tra chất lượng và không có vấn đề gì xảy ra. Đến ngày 12-1, các công nhân đang tiến hành lấy mẫu thử nghiệm lần hai thì xảy ra sự việc đau lòng trên.
Tuy nhiên, đại diện Ban Quản lý Khu kinh tế Phú Yên cho rằng, hiện đơn vị vẫn chưa nhận được bất kỳ công văn nào từ phía công ty về việc xây dựng hệ thống thử nghiệm.
Rất đông công nhân của công ty tập trung đến xem diễn biến vụ việc
Trước đó, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng đã có chỉ đạo khắc phục hậu quả và làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn lao động khiến 5 người chết tại Công ty Foodtech JSC, chi nhánh Phú Yên.
Theo đó, Phó Thủ tướng yêu cầu UBND tỉnh Phú Yên khẩn trương tổ chức thăm hỏi, động viên, hỗ trợ gia đình các nạn nhân sớm vượt qua đau thương, mất mát, ổn định cuộc sống. Các cơ quan chức năng khẩn trương điều tra, xác định nguyên nhân, trách nhiệm liên quan đến vụ tai nạn. Nếu phát hiện có sai phạm thì xử lý theo quy định pháp luật; kiểm tra, rà soát các cơ sở sản xuất trên địa bàn về tuân thủ các quy định an toàn lao động, tăng cường thanh tra, kiểm tra đảm bảo không để xảy ra vụ việc tương tự./.
Anh Thi - Thế Anh
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.