Mặc dù công trình chỉ được xây dựng là 6 tầng (có tầng bán hầm kết hợp tầng lửng + tum) thế nhưng chủ nhà vẫn ngang nhiên xây vượt quá số tầng quy định mà không bị cơ quan chức năng sở tại "sờ gáy".
Đó là công trình của hộ ông Đào Công Nguyên và bà Trần Thị Thu Hương ở địa chỉ 235A phố Nguyễn Ngọc Nại, phường Khương Mai, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.
Giấy phép xây dựng thể hiện công trình được phép xây dựng là 6 tầng (có tầng bán hầm kết hợp tầng lửng + tum)
Theo như GPXD (Giấy phép xây dựng) số: 630-2014/GPXD do UBND quận Thanh Xuân cấp ngày 11/09/2014 thì công trình này được phép xây dựng là 6 tầng (có tầng bán hầm kết hợp tầng lửng + tum), thế nhưng trên thực tế, theo ghi nhận của PV thì hiện tại công trình này đang là 9 tầng (bao gồm cả tầng tum) và hiện tại đang ngang nhiên hoàn thiện nhưng không hề gặp phải sự can thiệp của chính quyền sở tại.
Hiện trạng công trình sai phạm tại số 235A Nguyễn Ngọc Nại
Liên quan tới vụ việc, PV đã có buổi làm việc với ông Cao Quang Ngọc, PCT UBND phường Khương Mai. Về nội dung này, ông Ngọc cho biết: Về giấy phép thì công trình này không có vấn đề gì, chỉ có phần tum ở trên cùng là vượt đúng ở chỗ đấy, anh em mình trao đổi với nhau thế, nó cũng có quan hệ chỗ nọ chỗ kia. Phường cũng chưa lập biên bản, nói về quy trình thì đã lập biên bản thì phải ra đủ các loại quyết định mà ông đã ra quyết định rồi thì phải làm cái nọ làm cái kia mà người ta cũng có mối quan hệ chứ không phải là họ không, cơ bản là mình giữ cho nó không kiện cáo gì ghê gớm quá.
Được biết, ngày 19/8/2014 Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng đã có văn bản chỉ đạo Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo Chủ tịch UBND các phường, xã, thị trấn tăng cường kiểm tra, xử lý các công trình vi phạm trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn.
Theo đó, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã phải kịp thời phát hiện, xử lý các vi phạm TTXD theo quy định, thông báo đến lực lượng chức năng để kiểm tra xử lý và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND quận, huyện, thị xã nếu để xảy ra vi phạm trật tự xây dựng mà không kịp thời kiểm tra, báo cáo đến cấp có thẩm quyền kiểm tra, giải quyết.
Địa phương nào để xảy ra vi phạm mà không xử lý kịp thời, hoặc để các vụ vi phạm nổi cộm, gây bức xúc trong dư luận, lãnh đạo địa phương đó và cán bộ thanh tra xây dựng theo dõi địa phương đó phải chịu trách nhiệm…
Trước sai phạm trên, chính quyền phường Khương Mai, quận Thanh Xuân sẽ xử lí thế nào?
Kinh tế nông thôn sẽ tiếp tục thông tin./.
Tân Dĩnh - Bỉm Sơn
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.