Ngày 18/12/2014 UBND phường Ô Chợ Dừa cùng các cơ quan chức năng trên địa bàn quận Đống Đa (Hà Nội) đã ra quân cưỡng chế phá dỡ hàng loạt công trình vi phạm TTXD tại địa chỉ 179 Đê La Thành do Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội làm chủ đầu tư.
Trước đó, năm 2010, sau khi GPMB, Công ty Môi trường đô thị Hà Nội đã tự ý xây dựng nhà khung sắt chịu lực và quây tôn khi chưa được các cơ quan chức năng có thẩm quyền cho phép.
Sau khi phát hiện sai phạm, UBND phường Ô Chợ Dừa đã lập biên bản đình chỉ thi công công trình xây dựng. Trong quá trình GPMB và thi công đường vành đai I, một số đối tượng đã tổ chức trông giữ xe trái phép tại khu vực trên, gây mất an ninh trật tự, ảnh hưởng đến đời sống của hàng trăm hộ dân nơi đây.
Cơ quan chức năng cưỡng chế các công trình vi phạm
Đến ngày 23/01/2014, Công ty Môi trường đô thị Hà Nội có Công văn số 75/MTĐT gửi UBND TP.Hà Nội về việc xin lại toàn bộ khu đất số 2 tại 179 Đê La Thành. Ngày 24/01/2014, UBND phường đã phối hợp cùng các cơ quan chức năng tiến hành rào tôn khu đất.
Căn cứ vào Nghị định số 180/2007/NĐ-CP ngày 07/12/2007 của Chính phủ; Quyết định số 296/QĐ-UBND ngày 24/11/2014 và Kế hoạch số 67/KH-UBND ngày 08/12/2014 của UBND phường Ô Chợ Dừa; Thực hiện Quyết định số 1189/UBND-TTXD của UBND quận Đống Đa về việc cưỡng chế dỡ bỏ công trình vi phạm TTXD đô thị của Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội tại số 179 Đê La Thành phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội; Thực hiện chỉ đạo của UBND quận Đống Đa, phường Ô Chợ Dừa đã có Thông báo số 40/TB-UBND yêu cầu các đối tượng đang kinh doanh sai phép trên diện tích đất trên phải di chuyển người và tài sản.
Phá dỡ hàng loạt ki ốt xây dựng trái phép
Đến ngày ngày 18/12/2014, UBND quận Đống Đa, UBND phường Ô Chợ Dừa phối hợp với các cơ quan chức năng đã tiến hành cưỡng chế phá dỡ hàng loạt công trình vi phạm tại 179 Đê La Thành do Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội làm chủ đầu tư.
Quyết định cưỡng chế số 296/QĐ-UBND của UBND phường nêu rõ: “Công trình tại số 179 Đê La Thành là Công trình Xây dựng không phép vi phạm Điều 10, khoản 2, Luật Xây dựng ngày 26/11/2003; Điều 5, khoản 1 của Nghị định 180/2007/NĐ-CP ngày 07/12/2007 và Điều 13, khoản 6 của Nghị định 121/2013/NĐ-CP của Chính phủ”.
Tiến Đạt
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.