Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp phối hợp Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới (WWF) tổ chức Diễn đàn cấp cao về phương pháp tiếp cận mới cho cảnh quan nông nghiệp bền vững.
Cần có cách tiếp cận mới
Theo WWF, phương pháp tiếp cận cảnh quan tổng hợp cho ra đời các giải pháp quan trọng để giải quyết suy thoái, thích nghi với biến đổi khí hậu và tăng cường đa dạng sinh học, đồng thời cải thiện an ninh về lĩnh vực lương thực và dinh dưỡng. Cảnh quan là hệ thống sinh thái xã hội, bao gồm các hệ sinh thái tự nhiên hoặc do con người biến đổi và chịu ảnh hưởng của các quá trình và hoạt động riêng về mặt sinh thái, lịch sử, kinh tế và văn hóa xã hội. Cảnh quan bền vững sẽ đáp ứng đúng với các nguyên tắc phát triển bền vững như ghi trong 17 mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc.
Quản lý cảnh quan là công cụ hữu hiệu để thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, bảo vệ đa dạng sinh học, chống chịu với biến đổi khí hậu, cùng lúc đạt được lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường.
Các chuyên gia đề xuất các giải pháp về nguồn tài chính để tạo tác động ở cấp độ cảnh quan; bảo tồn rừng ngập mặn và các giải pháp cho quản lý rừng ven biển; phương pháp tiếp cận cảnh quan bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long, trong đó Nghị quyết 120 của Chính phủ về phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu có ý nghĩa quan trọng trong giải quyết thực trạng cảnh quan của vùng hiện nay.
Trên cơ sở các ý kiến của chuyên gia, lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Bộ, ban ngành Trung ương và lãnh đạo địa phương thấy rõ tính cấp thiết và nhu cầu cần cải cách trong lĩnh vực nông nghiệp, từ đó xây dựng tầm nhìn và đưa ra các quyết sách trong việc chuyển đổi, phát triển nông nghiệp xanh và bền vững, nhằm bảo vệ môi trường, duy trì, tôn tạo cảnh quan nông nghiệp.
Ông Phạm Thiện Nghĩa, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp cho biết, với vai trò là tỉnh đầu nguồn sông Mê Kông của vùng Đồng bằng sông Cửu Long cần phải đẩy mạnh phát triển các hệ thống canh tác nông nghiệp bền vững theo hướng “thuận thiên”, thích ứng với biến đổi khí hậu phù hợp với xu thế tiêu dùng, thị trường, hướng đến nền nông nghiệp xanh, tuần hoàn, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sinh thái bền vững, đem lại giá trị cao hơn cho ngành nông nghiệp, bảo tồn nguồn nước ngọt, môi trường sinh thái cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Quốc Doanh đánh giá cao các ý kiến trình bày tại diễn đàn và cho rằng cần có cách tiếp cận mới và phương pháp mới trong quản lý cảnh quan nông nghiệp bền vững.
Trước mắt, Bộ sẽ đưa vào kế hoạch hành động Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050, hướng đến nền “Nông nghiệp sinh thái – Nông thôn hiện đại – Nông dân thông minh”. Đồng thời, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tổng hợp các ý kiến của các đại biểu và coi đó là cơ sở để đề xuất điều chỉnh chính sách, định hướng chiến lược và kế hoạch hành động cụ thể.
Đồng Tháp phát triển các hệ thống canh tác nông nghiệp bền vững
Ông Phạm Thiện Nghĩa, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chia sẻ, Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và Đồng Tháp nói riêng có điều kiện thiên nhiên ưu đãi phát triển sản xuất nông nghiệp. Trong nhiều năm qua, Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng Tháp đã được sự quan tâm, hỗ trợ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các tổ chức quốc tế, nên đã đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu ngành Nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, bảo tồn thiên nhiên, đã đạt nhiều kết quả rất tích cực.
Thế nhưng, trong bối cảnh nền kinh tế chịu tác động bởi dịch bệnh Covid-19 cùng với diễn biến phức tạp của biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh, hạn hán, xâm mặn, sạt lở và sụp lún là những thách thức lớn làm cho Đồng bằng sông Cửu Long mất dần đi lợi thế, cảnh quan môi trường cũng chịu nhiều thiệt hại. Bên cạnh đó, trong quá trình mở rộng thị trường và hội nhập sâu rộng của Việt Nam, bên cạnh cơ hội, còn mang lại các thách thức về các biến động khó lường của thị trường và khả năng bị cạnh tranh cao của các sản phẩm nông nghiệp, thách thức lại càng lớn hơn một khi năng lực thông tin, quản lý thị trường, kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm và chế tài quy hoạch của Việt Nam còn nhiều hạn chế.
Nhưng với sự chỉ đạo sâu sát của Chính phủ và sự vào cuộc mạnh mẽ của các bộ, ngành Trung ương và chính quyền địa phương các cấp đã nhanh chóng khắc phục dịch bệnh, khôi phục sản xuất trong điều kiện bình thường mới, cùng sự hỗ trợ của nhiều tổ chức quốc tế, đặc biệt là các dự án của WWF tại Vườn Quốc gia Tràm Chim đã giúp tỉnh Đồng Tháp tiếp cận được các công tác quản lý và bảo tồn hệ sinh thái ngập nước và phát triển sinh thái bền vững. Qua đó, góp phần tích cực vào công tác quản lý, tăng cường dịch vụ điều tiết và khả năng bồi hoàn nước của Vườn Quốc gia Tràm Chim và vùng đệm, bảo tồn đa dạng sinh học vùng đất ngập nước, kết hợp du lịch sinh thái có sự tham gia của cộng đồng dân cư, đã giúp quảng bá hình ảnh Đồng Tháp ra khắp cả nước và quốc tế đối với Khu Ramsa thứ 2000 của Thế giới và đầu tiên của Đồng bằng sông Cửu Long. Ngoài ra, WWF còn giúp cho một số doanh nghiệp nuôi trồng và chế biến thủy sản ở khu vực tỉnh Đồng Tháp và Đồng bằng sông Cửu Long đạt các chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế.
Mặt khác, Đồng Tháp luôn tâm niệm với vai trò là tỉnh đầu nguồn sông Mê-kông của vùng Đồng bằng sông Cửu Long cần phải đẩy mạnh phát triển các hệ thống canh tác nông nghiệp bền vững theo hướng “thuận thiên”, thích ứng với biến đổi khí hậu phù hợp với xu thế tiêu dùng, thị trường, hướng đến nền nông nghiệp xanh, tuần hoàn, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sinh thái bền vững, đem lại giá trị cao hơn cho ngành nông nghiệp, bảo tồn nguồn nước ngọt, môi trường sinh thái cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Những mô hình đa canh như: Lúa - tôm, lúa - cá, lúa - cá - vịt, mô hình lúa - sen; khôi phục sinh thái trên sông Tiền gắn với bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản; trồng cây gây rừng, bảo tồn và phát triển các khu rừng sinh thái như: Vườn quốc gia Tràm Chim, khu rừng môi sinh Bắc Tháp Mười, khu du lịch sinh Thái Gáo Giồng, Xẻo Quít, phát triển du lịch nông nghiệp gắn đồng sen, vườn cây ăn trái, mang lại giá trị cao hơn cho ngành nông nghiệp, bảo vệ đa dạng sinh học và môi trường bền vững.
Với mục tiêu định hướng phát triển nông nghiệp, nông thôn vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong giai đoạn tới đã chỉ rõ, phát triển nông nghiệp, nông thôn “tôn trọng quy luật tự nhiên, tránh can thiệp quá mức vào tự nhiên; chủ động và tích cực thích ứng với biến đổi khí hậu, phát hiện và phát huy lợi thế, dư địa của quá trình biến đổi khí hậu tạo ra, để cùng với tài nguyên, con người, tiến bộ khoa học công nghệ của nền công nghiệp 4.0 biến nguy cơ thành thời cơ, biến bất lợi thành lợi thế. Chuyển từ nền nông nghiệp sản lượng sang nền nông nghiệp công nghệ cao, sinh thái, trách nhiệm, bền vững; xây dựng nông thôn mới hướng tới đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn giàu có và thịnh vượng”, đòi hỏi chúng ta cần có một phương pháp tiếp cận mới, đi vào chiều sâu, đảm bảo tính bền vững trong phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.
Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim cho biết, chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Malaysia lần này có ý nghĩa quan trọng khi hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện. Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực an ninh, quốc phòng, hợp tác biển và một số lĩnh vực hợp tác về điện, kinh tế số…
Trong phiên giải trình mới đây tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, liên quan tới bảo hiểm nông nghiệp (BHNN), Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan cho biết, sau bão Yagi (bão số 3), bộ đã thiết kế lại dự thảo để trình Bộ Tài chính sửa đổi Nghị định 58 về BHNN. Chưa bao giờ chúng tôi thấy BHNN cần thiết như sau bão Yagi.
Trên những triền núi đá ở xã Xuân Quang (Bảo Thắng - Lào Cai), có người đàn ông lặng lẽ theo nghề nuôi ong mật suốt bao năm. Đó là ông Cao Văn Chiến, Giám đốc Hợp tác xã Nậm Dù, người đã miệt mài xây dựng giấc mơ lớn từ những điều nhỏ bé, mang về cho vùng đất khô cằn này nghề nuôi ong đầy triển vọng.