Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 28 tháng 3 năm 2024  
Thứ hai, ngày 22 tháng 4 năm 2019 | 22:14

Hà Nội: “Bàn tròn” liên kết phát triển nông nghiệp bền vững

Ngày 22/4 Sở Nông nghiệp PTNT, Hiệp hội doanh nghiệp Việt ở nước ngoài, và Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội, đã tổ chức hội nghị “bàn tròn” về phát triển nông nghiệp bền vững.

Hà Nội có trên 80 doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia

Đây là lần thứ 3 Hà Nội tổ chức hội nghị bàn về giải pháp phát triển bền vững ngành nông nghiệp, từ khâu sản xuất, chế biến, đến tiêu thụ sản phẩm trong nước và nước ngoài.

 

img_56671.jpg

Hội nghị kết nối Doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp Hà Nội.

 

Ông Đàm Quang Thắng, Tổng Giám đốc Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội, cho biết: “Thời gian qua, các doanh nghiệp đã xuất khẩu xoài, thanh long sang Úc, song nông nghiệp chỉ chiếm 3% GDP của Hà Nội và trên dưới 2% doanh nghiệp tham gia vào nông nghiệp. Dẫu còn ít, song đã bắt tay làm ăn, liên kết với nhau phải bền vững, 2 bên cùng có lợi.

Hiện, liên kết giữa doanh nghiệp và người dân chủ yếu trong cung ứng đầu vào: 32%; 19% liên kết sản xuất; 12,4% tiêu thụ; 16 % liên kết toàn diện. Nhìn chung, mối liên kết giữa người người dân và doanh nghiệp còn yếu”.

Cũng theo ông Thắng, Hà Nội có 8 vùng nông nghiệp hàng hoá, sản xuất tập trung, các doanh nghiệp có 3 lựa chọn: Sản phẩm để làm, thị trường tiêu thụ, nếu thị trường nào có thể phát triển mạnh, mạnh dạn làm mới từ đầu. Cần liên kết giữa hộ nông dân và doanh nghiệp, tìm các trang trại có sản phẩm chủ đạo để sản xuất.

Đặc biệt, muốn phát triển mạnh, phải có kết nối cung cầu, xây dựng tuần lễ nông sản; nên tập trung sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, sau đó, nhân rộng ra sản phẩm khác.

Ngoài ra, còn có nhiều ý kiến về cơ chế chính sách như: Sở cần có chính sách liên kết đầu tư hạ tầng, kể cả việc nhỏ như làm nhà sơ chế; chế biến. Nếu làm nông nghiệp không có nhà sơ chế, chế biến không thành công được. Ngược lại, nếu có nhà sơ chế tập trung, doanh nghiệp nào cũng vào được.

Mặt khác, Hà Nội cần hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu GlobalGAP, VietGAP; xây dựng sản phẩm hữu cơ, nếu “khoán” cả cho doanh nghiệp thì rất khó.

Bà Bùi Hạnh Hiếu, Doanh nghiệp gạo Bảo Minh cho biết, nhờ ôgng Peter Hồng, Phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài kết nối, chúng tôi đã xuất khẩu gạo sang Úc, Newzealand. Sang nước bạn, chúng tôi thấy, nông dân ở đây giàu hơn bà con thành phố.

“Chúng tôi mong muốn Sở giúp đỡ vùng có thể sản xuất được gạo hữu cơ, qua liên kết, Bảo Minh đã  chia sẻ với bà con 7 tỉnh phía Bắc, tuyệt đối không được dùng thuốc diệt cỏ. Nay, ĐBSCL muốn sản xuất gạo hữu cơ rất khó”, bà Hiếu chia sẻ.  

Đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài, ông Peter Hồng, cho biết: “Chúng tôi có 4.500.000 anh em kiều bào ở nước ngoài, thời gian tới, sẽ mở diễn đàn doanh nghiệp toàn cầu. Làm nông nghiệp nên có quảng bá, nếu doanh nghiệp trong nước đăng ký, tôi sẽ miễn phí. Tôi có văn phòng ở miền Nam, sẵn sàng kết nối với doanh nghiệp trong nước”.

Chủ trì và phát biểu tại hội nghị, ông Tạ Văn Tường, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội, cho biết: “Ông Hồng muốn chuyển giao khoa học công nghệ mới, và muốn chuyển giao ngay cho 1, 2 doanh nghiệp. Ngoài ra, ông còn có quỹ cho vay với lãi suất thấp; kết nối tiêu thụ sản phẩm ra nước ngoài cho doanh nghiệp trong nước.

Mặt khác, ông còn có Công ty Luật ở nước ngoài để các doanh nghiệp kết nối xuất khẩu. Có nhân lực, có siêu thị, cửa hàng ở nước ngoài, đó là điều kiện rất thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước liên kết”.

 

 

 

Dương An Như
Ý kiến bạn đọc
Top