Cuối năm 2005, thấy mẹ không được khỏe, chị Tuyết đưa mẹ là bà Phạm Thị Nở đến bệnh viện Long An để khám, sau đó đưa lên Bệnh viện Ung bướu (TP.Hồ Chí Minh) để chẩn đoán bệnh. Qua nhiều lần chuẩn đoán, xét nghiệm, bệnh viện thông báo kết quả bà bị bệnh ung thư dạ dày và mất sau đó không lâu. Gia đình chưa hết đau buồn thì vài tháng sau, chồng bà Nở là ông Lê Văn Lộc bị nổi hạch và đau nhức ở mang tai. Sau khi khám và xét nghiệm đã phát hiện ông Lộc bị ung thư vòm họng. Hiện ông đang chữa trị tại Bệnh viện Ung bướu TP.Hồ Chí Minh, sức khỏe luôn trong tình trạng nguy kịch.
Theo số liệu khảo sát ban đầu của Sở Y tế Long An, từ năm 2001 đến nay, khu phố 1 và 2 của phường Tân Khánh có 12 trường hợp mắc bệnh và chết do ung thư tử cung, gan, hạch. Anh Nguyễn Văn Được, Trưởng khu phố 1 cho biết: “Chưa rõ nguyên nhân nhưng thấy bệnh ung thư ở đây ngày càng nhiều mà phần đông là độ tuổi 40”. Anh Phan Thanh Hùng, Trưởng khu phố 2 bức xúc: “Trước đây, người dân khu vực này sử dụng nước dưới kênh Nhơn Hòa để sinh hoạt, tắm giặt hàng ngày.Từ khi nhà máy sản xuất nhôm thải nước ra kênh Nhơn Hòa, gây ô nhiễm môi trường thì không ai dám sử dụng để sinh hoạt mà phải chuyển sang sử dụng nước khoan. Hiện ở 2 khu phố còn phát hiện thêm 7 ca bệnh ung thư đã được xét nghiệm. Vì vậy, người dân rất hoang mang, lo lắng, thậm chí có người bệnh nhức đầu, nóng lạnh cũng không dám đến bệnh viện vì sợ mình cũng bị bệnh ung thư”.
Thạc sĩ Lê Thanh Liêm, Giám đốc Bệnh viện đa khoa Long An giải thích: “Bệnh lý này chủ yếu do môi trường. Ngoài ra còn do thức ăn, nước sinh hoạt, không khí. Các ngành chức năng cần tìm hiểu rõ nguyên nhân để có những giải pháp xử lý kịp thời”.
Được biết, Sở Y tế đã phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường khảo sát kiểm chứng ở ấp Nhơn Hòa, phường Tân Khánh về những trường hợp tử vong do bệnh ung thư để so sánh xem người bệnh ung thư có khác biệt gì so với bệnh ung thư ở khu phố 1 và 2. Ngoài ra, ngành chức năng cũng đang tiến hành phân tích nguồn nước kênh Nhơn Hòa, kiểm tra chất thải của hai công ty Mien Hua và Lavie. Vì hai công ty này nằm trong khu vực “xóm ung thư”.
TD |
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.