Vụ xây dựng trái phép trên đất công xảy ra tại khu vực nhà trẻ Hương Sen tiếp giáp với chung cư An Sương thuộc phường Trung Mỹ Tây, quận 12, TP. Hồ Chí Minh, báo Kinh tế nông thôn đã có nhiều tin, bài phản ánh trong thời gian qua. Tuy nhiên, thay vì xử lý dứt điểm để thể hiện tinh thần thượng tôn pháp luật thì đến nay, sự việc vẫn dậm chân tại chỗ, khác hẳn với những gì Công văn UBND quận 12 gửi phản hồi cho Báo Kinh tế nông thôn.
>> Phường Trung Mỹ Tây, Quận 12: Ngang nhiên xây dựng không phép, chính quyền có “bao che”?
>> Quận 12: Nhiều bất cập cần được xử lý dứt điểm
>> Quận 12 (TP. Hồ Chí Minh): Công trình không phép xây dựng trên đất công
>> Chung cư An Sương: Chủ đầu tư bị tố chiếm giữ hàng tỷ đồng phí bảo trì
Cụ thể, ngày 5-5-2017, UBND quận 12 có Công văn số 2995/UBND-ĐT phản hồi thông tin Báo Kinh tế nông thôn phản ánh liên quan tới chung cư An Sương, phường Trung Mỹ Tây (quận 12). Báo Kinh tế nông thôn rất hoan nghênh việc chính quyền địa phương xử lý tình trạng đậu đỗ xe trái phép trên địa bàn quận nói chung và khu vực xung quanh chung cư An Sương nói riêng. Tuy nhiên, theo quan sát của phóng viên, hiện nhiều doanh nghiệp vẫn ngang nhiên tập kết gỗ dọc tuyến đường dẫn thẳng vào UBND phường Trung Mỹ Tây, bất chấp việc cán bộ của UBND phường Trung Mỹ Tây qua lại đây hàng ngày để vào trụ sở làm việc.
Ngày 5-5-2017, UBND quận 12 có Công văn số 2995/UBND-ĐT phản hồi thông tin Báo Kinh tế nông thôn phản ánh liên quan tới chung cư An Sương, phường Trung Mỹ Tây (quận 12)
Ngoài ra, trong công văn của UBND quận 12 phản hồi về việc xử lý nước thải tại chung cư An Sương, có đoạn: “Ngày 6-10-2015, UBND quận 12 chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường quận phối hợp với UBND phường Trung Mỹ Tây tổ chức kiểm tra tại chung cư An Sương. Chung cư có trang bị một hệ thống xử lý nước thải công suất thiết kế 300m3/ngày, đến nay đã vận hành xử lý khoảng 120m3/ngày. Tổ kiểm tra đã tiến hành lấy 1 mẫu nước thải sau xử lý để phân tích”. Tuy nhiên, thời điểm hiện tại, hệ thống xử lý nước thải vẫn chưa được bàn giao cho phía Ban quản trị chung cư. Và theo phản ánh của nhiều người dân tại chung cư, khu xử lý nước thải không hoạt động suốt từ khi các căn hộ được bàn giao cho cư dân sinh sống. Mặt khác, công văn thể hiện rõ việc lấy mẫu nước thải sau xử lý đi phân tích đã có kết quả của Trung tâm tư vấn công nghệ môi trường và an toàn vệ sinh lao động số 25-10/15/KQPT ngày 13-10-2015 cho thấy lượng nước thải sau xử lý vượt quy chuẩn môi trường QCVN 14:2008/BTNMT. Do đó, chính UBND quận đã có báo cáo gửi Sở Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh xử lý vi phạm theo quy định.
Công văn số 2995/UBND-ĐT, UBND quận 12 trả lời là đã tháo dỡ nhưng trên thực tế sáng 23-5 sau khi nhận công văn PV xuống hiện trường thì mọi việc vẫn như cũ và có dấu hiệu gia cố tường rà, có sự bảo kê bao che sai phạm
Liên quan tới vấn đề xây dựng không phép trên đất công tại khu vực nhà trẻ Hương Sen tiếp giáp với chung cư An Sương, công văn nêu rõ nguồn gốc của khu đất thuộc một phần dự án chung cư An Sương của Công ty TNHH MTV Dịch vụ công ích Thanh Niên Xung Phong, phần còn lại là đất do UBND quận 12 đang quản lý. Công văn một lần nữa đồng quan điểm với việc Báo Kinh tế nông thôn phản ánh xây dựng không phép trên đất công. Cụ thể, công văn có đoạn “Việc xây dựng tường rào xung quanh khu đất trước đây (kết cấu tường gạch cao 0,5m, phần còn lại là lưới B40) do nhà trẻ Hương Sen xây dựng. Qua kiểm tra, việc xây dựng tường rào nêu trên không có giấy phép xây dựng nên UBND phường Trung Mỹ Tây buộc trường Hương Sen tháo dỡ phần xây dựng không phép. Hiện nay, trường Hương Sen đã tháo dỡ toàn bộ phần tường rào nêu trên”. Tuy nhiên, theo ghi nhận thực tế, toàn bộ phần tường rào vẫn như hiện trạng ban đầu, chưa bị buộc phải tháo dỡ và cũng không có bất kỳ động thái nào của nhà chức trách tại địa phương sẽ tháo dỡ, các hạng mục bên trong vẫn tiếp tục được hoàn thiện. Vậy câu hỏi đặt ra, UBND quận 12 dựa trên cơ sở nào để phản hồi với Báo Kinh tế nông thôn về vấn đề này?.
Khu vực nhà trẻ Hương Sen
Mặt khác phản ánh của phóng viên có đề cập tới trách nhiệm của tập thể, cá nhân khi để xảy ra tình trạng xây dựng không phép, lấn chiếm lòng đường vỉa hè, việc nước thải không qua xử lý xả thẳng ra ngoài môi trường diễn ra một thời gian dài nhưng không nhận được phản hồi từ phía UBND quận 12. Phải chăng có sự “làm ngơ - bao che” của chính quyền địa phương cho sai phạm. Thiết nghĩ, mọi người sống và làm việc theo pháp luật, phải thượng tôn pháp luật chứ không vị nể bất cứ một trường hợp sai phạm nào thì mới nhận được sự đồng thuận của người dân nói riêng và xã hội nói chung./.
Mạnh Tiến
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.