Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 21 tháng 11 năm 2024  
Thứ tư, ngày 15 tháng 4 năm 2015 | 1:5

Quận Hà Đông làm trái "lệnh" cấp trên khiến dân mất oan 15.000m² đất?

Mặc dù 15000m² đất nằm ngoài mốc giới quy hoạch dự án xây dựng đại học Đại Nam, thế nhưng, trong quá trình thực hiện dự án, giới chức quận Hà Đông chẳng hiểu tại sao lại đưa phần diện tích này vào diện bị thu hồi... ?

Trong đơn thư gửi đến Báo Kinh tế nông thôn, bà Đào Thị Dần (đại diện cho 28 hộ dân cùng trú tại tổ 5, phường Phú Lãm, quận Hà Đông, TP. Hà Nội) tố cáo ông Nguyễn Trường Sơn, Phó chủ tịch UBND quận Hà Đông lừa dối cấp trên, ra quyết định cưỡng chế đất không đúng quy định pháp luật.

Nội dung đơn nêu rõ: Năm 1999, 28 hộ dân tổ 5 (trong đó có gia đình bà Dần) được các cấp chính quyền giao hợp pháp 15.000m² đất nông nghiệp, trong đó: đất tại khu vực Ma Cả trong rộng 9.000m², phần còn lại thuộc về đất Ma Cả ngoài. Từ đó đến nay, toàn bộ diện tích đất này được các hộ dân sử dụng ổn định, phục vụ trồng lúa, trồng màu, hằng năm đều nộp đầy đủ các nghĩa vụ thuế sử dụng đất theo đúng quy định.

Người dân viết đơn tố cáo hy vọng các cấp chính quyền vào cuộc kiểm tra, xác minh, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho họ.

Ngày 22/5/2007, UBND tỉnh Hà Tây (cũ) có Quyết định số 864/QĐ/UBND phê duyệt quy hoạch lập dự án xây dựng Trường đại học Đại Nam trên nền đất rộng 10,6ha. Trong đó, phần đất xã Phú Lãm là 7,88ha và xã Phú Lương 2,7ha.

Ngày 11/3/2008, UBND tỉnh Hà Tây ban hành Quyết định số 523/QĐ-UBND phê duyệt phương án tổng thế bồi thường hỗ trợ GPMB. Đến ngày 31/7/2008, UBND tỉnh Hà Tây tiếp tục ban hành Quyết định số 3170/QĐ-UBND thu hồi 96891,7m² đất ở hai xã Phú Lãm và Phú Lương giao cho Trường đại học Đại Nam thực hiện dự án xây dựng Trường đại học Đại Nam. Trong đó, đất của xã Phú Lãm  là 6,97 ha.

Ngày 12/7/2006, tại UBND xã Phú Lãm diễn ra Hội nghị xác định vị trí diện tích xây dựng Trường đại học Đại Nam. Hội nghị thống nhất: “…Phạm vi giới hạn bề mặt tiếp giáp với đường 21B từ điểm tiếp giáp với tường nhà 4 tầng (nhà ông Bùi Văn Trường). Phạm vi phía trong là toàn bộ diện tích thuộc xứ Đồng trên (tổng diện tích đất khoảng trên 8ha)…Tổng diện tích đất của xã Phú Lãm phục vụ quy hoạch Trường đại học Đại Nam khoảng 6 ha”.

Phần diện tích đất 15.000m² tương ứng với 2 ô kẻ vạch kẻ chéo. Nó nằm ngoài khu quy hoạch dự án nhưng vẫn bị thu hồi ? 

Dựa vào biên bản thống nhất tại hội nghị trên, đồng thời đối chiếu bản đồ mốc giới khu đất trường đại học Đại Nam (giai đoạn 1), người dân khẳng định, phần diện tích 15.000m² nằm ngoài mốc giới quy hoạch dự án rộng 8ha ?! Thế nhưng, trong quá trình thực hiện dự án, giới chức quận Hà Đông chẳng hiểu vì sao lại đưa phần đất này vào diện bị thu hồi?!

Sau khi nhận đơn tố cáo của người dân, lãnh đạo UBND TP Hà Nội đã có công văn đề nghị Thanh tra Thành phố xác minh, làm rõ vụ việc.

Không được người dân đồng ý bàn giao phần diện tích đất tranh chấp, ngày 25/8/2009, UBND phường Phú Lãm và quận Hà Đông đã tiến hành thực thi lệnh cưỡng chế "gây thiệt hại lớn về hoa màu cho người dân chúng tôi”, bà Dần cho hay.

Nhận đơn tố cáo của người dân, UBND thành phố Hà Nội đã yêu cầu Thanh tra Thành phố, quận Hà Đông xác minh, làm rõ hành vi cưỡng chế. Mặc dù vậy, “khổ chủ” cho rằng, văn bản trả lời của UBND quận Hà Đông do ông Nguyễn Trường Sơn, Phó chủ tịch UBND quận Hà Đông ký trả lời cấp trên có biểu hiện  “cố tình” né tránh, không trả lời đúng trọng tâm các câu hỏi của người dân, không thừa nhận sai phạm.

Bà Dần (trái) và những hộ dân còn lại cho biết sẽ theo đuổi vụ việc đến cùng.

Dù vụ việc tranh chấp trên đã diễn ra ròng rã 8 năm nay nhưng 28 hộ dân tổ 5 vẫn chưa đòi lại được quyền lợi chính đáng. Họ tuyên bố, sẽ theo đuổi vụ việc đến cùng. “Cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng. Dân oan chúng tôi từ năm 2008 đến nay đi đòi sự thật vừa tốn kém tiền tàu xe, xác minh thực tế, lập hồ sơ pháp lý, lại vừa bị tổn hại sức lực, có khi tính mạng còn bị đáng sợ thế nào”, bà Dần bày tỏ.

Việc người dân đòi quyền lợi 15.000m² có đúng pháp luật hay không ? Chắc hẳn người ký phê duyệt các quyết định biết rõ. Thiết nghĩ, UBND quận Hà Đông cần trả lời thích đáng các khúc mắc của người dân, tránh để đơn thư tố cáo kéo dài.

Báo Kinh tế nông thôn sẽ tiếp tục thông tin vụ việc./.

Duy Cảnh

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.

  • Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.

  • Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.

Top