Để thắt chặt và chấn chỉnh hoạt động của các trạm trộn bê tông không phép trên địa bàn phường Thanh Trì nói riêng, quận Hoàng Mai nói chung, UBND TP. Hà Nội, Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND quận Hoàng Mai đã ra nhiều văn bản yêu cầu xử lý nghiêm hàng loạt trạm trộn bê tông không phép, buộc dừng hoạt động đối với các đơn vi cố tình vi phạm.
Nhiều trạm trộn bị chỉ mặt
Theo báo cáo của UBND quận Hoàng Mai, tính đến ngày 14/8/2017, tại phường Thanh Trì, tồn tại nhiều trạm trộn bê tông không phép có thể kể đến như: Trạm trộn bê tông thuộc Công ty CP ĐT & XD Việt Hàn, tồn tại 1 trạm trộn, 1 khu văn phòng, 1 dãy nhà ăn, 1 khu nhà ở của công nhân. Được biết, trạm trộn này sử dụng đất thuê của Công ty CP Thương mại và xây dựng Hồng Anh theo Hợp đồng kinh tế ngày 1/5/2015 và chưa được các cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoạt động.
Trạm trộn bê tông thuộc Công ty TNHH Việt Đức, tồn tại 1 trạm trộn, 3 công trình quây tôn sử dụng làm phòng làm việc... Sau kiểm tra, rà soát, cơ quan chức năng đã kết luận, trạm trộn này chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoạt động.
Trạm trộn bê tông thuộc Xí nghiệp Thành An 115, tồn tại 1 trạm trộn, 1 nhà 2 tầng, 2 dãy nhà cấp 4, 1 nhà điều hành trạm cân và bãi vật liệu. Xí nghiệp này đã có GCNQSDĐ số T 813362, do UBND TP. Hà Nội cấp ngày 19/12/2002 với mục đích làm xưởng sửa chữa, bãi chứa vật liệu phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, được sử dụng lâu dài. Xí nghiệp này chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoạt động.
Trạm trộn bê tông thuộc Công ty CP BT & XD A&P, tồn tại 1 trạm trộn, 1 công trình quây tôn 2 tầng, 1 container làm nhà tạm… Được biết, trạm trộn này sử dụng đất thuê của Công ty CP TM& XD Hồng Anh (công ty này thuê đất trái thẩm quyền - đã được UBND quận tổ chức xử lý vi phạm trong quản lý sử dụng đất đai và trật tự xây dựng theo Kế hoạch số 11/KH-UBND). Trạm trộn này cũng chưa được các cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoạt động.
Trạm trộn bê tông thuộc Công ty CP BT & XD A&P.
Trao đổi với phóng viên, ông Hoàng Minh Quân, người dân sinh sống gần khu vực hoạt động của các trạm trộn bê tông trên, cho hay: “Bụi đất chỗ nào cũng ngập ngụa, trắng bầu không khí và phủ kín mọi ngõ ngách. Đường sá bị cày nát bởi những chiếc xe có trọng tải lớn ra vào vận chuyển bê tông, người dân phải đối mặt với bệnh về đường hô hấp”.
“Hàng trăm hộ dân sống dọc đê Nguyễn Khoái, đoạn qua các phường Lĩnh Nam, Thanh Trì, Trần Phú…cũng phải chung sống trong tình trạng môi trường đầy bụi bẩn, ô nhiễm nặng chứ không riêng chúng tôi. Tôi đề nghị các cơ quan chức năng phải có biện pháp xử lý kịp thời trước khi quá muộn”, ông Quân bức xúc nói.
Liên quan đến vấn đề này, ông Bùi Văn Nguyện, Phó chủ tịch UBND phường Thanh Trì (Hoàng Mai), địa phương hiện có tới 4 trạm trộn bê tông, cho biết: “Các trạm trộn trên đã tồn tại nhiều năm, đều không có giấy phép hoạt động. Khi phường đi kiểm tra thì lại không thấy hoạt động".
Dừng hoạt động các trạm không phép
Theo tìm hiểu của phóng viên, địa bàn quận Hoàng Mai là điểm nóng hay nói cách khác là “thiên đường” của nhiều trạm trộn bê tông không giấy phép. Chính vì vậy, để thắt chặt và chấn chỉnh những hoạt động trên, UBND quận Hoàng Mai đã đưa ra một số biện pháp cứng rắn như không được phép hoạt động trạm trộn trong mùa mưa bão, từ 15/6 đến 15/10.
Không được chất vật liệu quá 3m so với công trình mặt bãi tự nhiên, chỉ được sử dụng phương tiện vận chuyển với tổng trọng lượng xe và hàng hóa không vượt quá 12 tấn đi trên đê; chịu trách nhiệm duy tu, sửa chữa hư hỏng mặt đê trong phạm vi sử dụng để vận chuyển vật liệu.
Đối với các DN thuê đất hoặc liên kết với các DN đã được UBND thành phố cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có hợp đồng thuê đất đối với Sở Tài nguyên và Môi trường, nhưng chưa được cấp phép lắp đặt, hoạt động trạm trộn, đề nghị dừng ngay mọi hoạt động liên quan đến trạm trộn bê tông.
Trạm trộn bê tông thuộc Công ty CP ĐT & XD Việt Hàn nhiều năm hoạt động không phép.
Tiếp đó, ngày 11/9/2017, UBND quận Hoàng Mai ra Văn bản số 263/KH-UBND về việc vi phạm tại các trạm trộn bê tông, vùng bãi sông Hồng. UBND quận Hoàng Mai giao nhiệm vụ cho từng đơn vị về việc giải quyết dứt điểm những tồn tại tại các trạm trộn bê tông không phép trên.
Cụ thể, yêu UBND các phường dừng ngay mọi hoạt động liên quan đến trạm trộn; khẩn trương giải tỏa, di rời các trạm trộn bê tông trái phép, đồng thời giao UBND các phường lập kế hoạch chi tiết việc xử lý.
Trong trường hợp các đơn vị vi phạm không chấp hành, UBND phường phối hợp với Công an quận, Đội Thanh tra GTVT Hoàng Mai, Đội Thanh tra xây dựng Hoàng Mai và các lực lượng chức năng tổ chức xử lý theo đúng quy định và hoàn thành việc xử lý trong tháng 9/2017, báo cáo Quận ủy, UBND quận trước 2/10/2017.
Giao Đội Thanh tra xây dựng Hoàng Mai lập hồ sơ vi phạm của các DN trước ngày 15/9/2017; giao Đội Thanh tra giao thông vận tải Hoàng Mai kiểm tra, nhắc nhở xử lý các xe chở nguyên vật liệu và bê tông thành phẩm vượt quá tải trọng, gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến hạ tầng khu vực.
Ngoài ra, UBND quận Hoàng Mai còn giao các đơn vị như Hạt Quản lý đê số 3; Công an quận Hoàng Mai; Phòng Kinh tế; Quản lý đô thị... hoàn thành nhiệm vụ quản lý của mình, đồng thời phối hợp với các đơn vị liên quan xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Trước đó, UBND thành phố, các sở, ngành cũng như UBND quận Hoàng Mai đã nhiều lần yêu cầu xử lý nghiêm các trạm trộn bê tông khu vực bãi sông Hồng, tuy nhiên các đơn vị vẫn cố tình vi phạm.
Tuy nhiên, ngày 5/11/2017, "mục sở thị" một số trạm trộn bê tông trên, chúng tôi thấy vẫn hoạt động bình thường, như chưa có chuyện gì xảy ra.
Việc hoạt động sản xuất bê tông trái phép tại khu vực bãi sông Hồng tồn tại như hiện nay là do chính quyền một số địa phương của quận Hoàng Mai và các đơn vị liên quan buông lỏng quản lý. Đề nghị UBND quận Hoàng Mai vào cuộc quyết liệt hơn nữa, giải quyết dứt điểm tình trạng trên.
Thanh Xuân
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.