Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 29 tháng 3 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 6 tháng 7 năm 2018 | 14:5

Quản lý, khai thác khoáng sản tại Lào Cai: Lộ diện nhiều sai phạm

Trước hàng loạt sai phạm trong công tác quản lý, khai thác, chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh Lào Cai, Thanh tra Chính phủ đề nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm, xử lý nghiêm theo thẩm quyền đối với các cơ quan, tổ chức...

tr15t.jpg
Nhiều sai phạm trong công tác quản lý, khai thác, chế biến KS tại Lào Cai. Ảnh: Ngô Khuyên

 

Hàng loạt vi phạm

Mới đây, Thanh tra Chính phủ có Thông báo số 901/TB-TTCP chỉ ra nhiều sai phạm trong công tác quản lý, khai thác, chế biến khoáng sản tại tỉnh Lào Cai giai đoạn 2005-2015. Điều đáng nói, hàng loạt sai phạm bị nhanh phui đều có dấu hiệu tiếp tay của chính quyền trong việc ban hành chính sách có lợi cho doanh nghiệp, gây thất thu ngân sách Nhà nước.

Cụ thể, UBND tỉnh Lào Cai chưa ban hành kịp thời một số văn bản quy định về phí bảo vệ môi trường và tính thuế tài nguyên chưa sát với giá khoáng sản thực tế của thị trường, dẫn đến có lợi cho doanh nghiệp và thất thu ngân sách Nhà nước. Trách nhiệm thuộc về Chủ tịch UBND tỉnh, Giám đốc Sở Tài chính và Cục trưởng Cục Thuế giai đoạn 2008 - 2012.

Có 13 dự án khoáng sản được giới thiệu địa điểm với diện tích vượt so với quy hoạch 196,77ha vào đất rừng sản xuất, đất nông nghiệp; 11 dự án nằm ngoài quy hoạch với diện tích 65,41ha, là chưa đúng với quy định tại Điều 33 Luật Xây dựng năm 2003 và Điều 41, Nghị định 08/2005/NĐ-CP ngày 24/1/2005 của Chính phủ về xây dựng.

Đối với dự án khai thác, tuyển và luyện vàng gốc, mỏ vàng Minh Lương (của Công ty CP Vàng Lào Cai), việc giới thiệu địa điểm và thông báo quỹ đất quy hoạch là 21,18ha, nhưng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã cấp Giấy chứng nhận khai thác khoáng sản với diện tích khu vực khai thác là 112ha; ngày 18/11/2010, UBND tỉnh Lào Cai lại cấp Giấy chứng nhận đầu tư tăng tiếp lên 151,18ha, tức vượt 130ha so với quy hoạch, vi phạm nguyên tắc sử dụng đất (thời điểm này, ông Nguyễn Văn Vịnh giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai - PV). Trách nhiệm thuộc về Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND tỉnh Lào Cai.

Dự án khai thác mỏ vàng gốc Sa phìn và Tsuha, được cho thuê 9,6ha đất rừng phòng hộ và 9,654ha đất chưa sử dụng nhưng quy hoạch là rừng phòng hộ; 15,83ha đất tại Tsuha, xã Nậm Xây quy hoạch đất rừng sản xuất, những diện tích không được quy hoạch hoạt động khoáng sản, vi phạm Điều 4, Luật Khoáng sản năm 2010. Trách nhiệm thuộc về Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND tỉnh Lào Cai, Sở Tài nguyên và Môi trường.

UBND tỉnh Lào Cai cấp Giấy chứng nhận đầu tư số 112.000.369 ngày 1/4/2013 chỉ ghi “được hưởng các ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 và số 122/2011/NĐ-CP ngày 27/12/2011 của Chính phủ là không đúng quy định tại Nghị định nêu trên.

Có những dự án được UBND tỉnh Lào Cai cho phép chủ đầu tư khai thác tận thu khoáng sản 8 năm (vượt thời hạn 3 năm) đã vi phạm Điều 50, Luật Khoáng sản năm 1996.

Thanh tra Chính phủ kiến nghị, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai khẩn trương rà soát, điều chỉnh quy hoạch, đặc biệt là các diện tích vượt quy hoạch, thu hồi giấy phép các doanh nghiệp vi phạm... Điều chỉnh lại 93 giấy chứng nhận đầu tư, theo hướng ghi cụ thể các ưu đãi đầu tư mà nhà đầu tư được hưởng.

Xem xét thu hồi về ngân sách Nhà nước tổng số tiền sai phạm 82,9 tỷ đồng. Tiến hành kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm, xử lý nghiêm theo thẩm quyền đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến vi phạm nêu trên. Chỉ đạo cơ quan công an tiến hành xác minh làm rõ, xử lý theo quy định pháp luật các sai phạm trong tận thu khoáng sản...

Khó xử lý?

Trong kết luận, Thanh tra Chính phủ cho biết, đối với dự án xây dựng nhà hàng, khách sạn (của Công ty TNHH Xây dựng, Thương mại Lilama – Công ty Lilama), không thuộc quy hoạch sử dụng đất dịch vụ, UBND tỉnh Lào Cai đã cho phép công ty thực hiện dự án nhà hàng, khách sạn. Đồng thời, UBND tỉnh Lào Cai có văn bản cho chủ trương tận thu, thu gom quặng, nhưng thực tế là khai thác apatit trái phép vi phạm Điều 65, Điều 67 Luật Khoáng sản 2010.

Như vậy, nhờ sự có sự “tiếp sức” từ UBND tỉnh Lào Cai và các cơ quan liên quan, Công ty Lilama lấy danh nghĩa thực hiện dự án nhà hàng, khách sạn nhưng thực tế là khai thác apatit trái phép. Để xảy ra sai phạm nói trên có trách nhiệm rất lớn của Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai giai đoạn 2010 - 2013.

Liên quan tới nội dung này, sau khi Thanh tra Chính phủ có kết luận và kiến nghị, Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đồng ý với các kiến nghị của thanh tra, trong đó, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai chỉ đạo Công an tỉnh xác minh làm rõ việc tận thu, thu gom quặng apatit của Công ty Lilama để xem xét, nếu có vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng (về môi trường, gian lận thuế…) thì xử lý theo đúng quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến lo ngại, khi Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai tiến hành kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm, xử lý nghiêm theo thẩm quyền đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến vi phạm nói trên nhưng sẽ “khó” đối với trường hợp ông Nguyễn Văn Vịnh, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai giai đoạn 2010 - 2013, vì ông Vịnh hiện là Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai.

 

 

 

 

Đình Tùng
Ý kiến bạn đọc
  • Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Tình trạng chó thả rông cắn người gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng xảy ra không chỉ ở vùng nông thôn, ngoại thành, mà ngay cả ở các thành phố lớn. Rất nhiều người từ già đến trẻ bị chó thả rông tấn công dẫn đến tử vong hoặc mang thương tích.

  • Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Thời gian qua, trong đầm, vịnh trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, việc người dân tự phát cắm cọc, giăng dây nuôi vẹm xanh, vẹm đất ở ngoài vùng quy hoạch nuôi trồng thủy sản (NTTS) đã để lại nhiều hệ lụy. Cơ quan chức năng, chính quyền các địa phương ven biển đang triển khai nhiều giải pháp nhằm vận động người dân tháo dỡ, không để phát sinh khu vực nuôi mới.

  • Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang tồn tại 234 trường hợp vi phạm về thủy lợi, đê điều, phòng chống thiên tai. Chủ tịch UBND tỉnh này yêu cầu các sở, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi (KTCTTL) xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Top