Phản ánh tới Báo Kinh tế nông thôn, người dân khu vực quận Tây Hồ (Hà Nội) rất bức xúc khi hành lang đê điều bị lấn chiếm, đe dọa đến việc thoát lũ ven sông Hồng.
Sân bóng 264 Âu Cơ “mọc” trên đất nông nghiệp.
Phường Nhật Tân buông lỏng quản lý hay “bao che”?
Nhật Tân được biết đến là nơi trồng đào nổi tiếng Hà Nội, nhưng những năm gần đây, diện tích đất trồng đào đang bị thu hẹp. Một số diện tích đất nông nghiệp được thay thế bằng sân bóng 264 Âu Cơ, nhà hàng Hải Yến. Theo ghi nhận của phóng viên, tại hai địa điểm này, chủ đầu tư xây dựng kiên cố nhiều hạng mục với mục đích kinh doanh lâu dài.
Biển chỉ dẫn đường vào nhà hàng và vườn hoa.
Khoản 5, Điều 7 - Luật Đê điều năm 2008 quy định: “Nghiêm cấm việc xây dựng công trình, nhà ở trong phạm vi bảo vệ đê điều, trừ công trình phục vụ phòng, chống lũ, lụt, bão, công trình phụ trợ và công trình đặc biệt”. Thế nhưng, không hiểu vì lý do gì, một khu vui chơi giải trí mang tên Vườn hoa Bãi đá sông Hồng được xây dựng hết sức quy mô, hoành tráng và bắt mắt. Phía bên trong, các dịch vụ, tiểu cảnh, hàng quán... mọc lên phục vụ cho hàng ngàn lượt khách/ngày. Nghiêm trọng hơn, khu vui chơi này đã và đang đe dọa đến hành lang thoát lũ ven sông Hồng.
Vườn hoa Bãi đá sông Hồng nằm trong phạm vi bảo vệ đê điều.
Ngoài ra, trên địa bàn phường còn có bãi tập lái xe Toàn Hiền rộng khoảng 2.000m2, nằm trên khu vực hành lang thoát lũ.
Để có thông tin đa chiều, phóng viên nhiều lần liên hệ với lãnh đạo phường Nhật Tân nhưng đều bị... né tránh.
Sai phạm mang tên Tre Place
Tại khu vực ven sông Hồng, đoạn qua địa phận cụm 6, phường Phú Thượng, mọc lên nhà hàng Tre Place với quy mô lớn, được xây dựng phục vụ mục đích kinh doanh, lấn chiếm hành lang an toàn thoát lũ từ nhiều năm qua, nhưng lại không bị chính quyền xử lý.
Nhà hàng Tre Place lấn chiếm hành lang an toàn thoát lũ từ nhiều năm qua.
Theo tìm hiểu của phóng viên, khu đất trên được UBND quận Tây Hồ cấp cho HTX Nông nghiệp dịch vụ tổng hợp Việt Nam - Mông Cổ để quản lý, chăm sóc rặng tre phòng chống lụt bão, kết hợp khai thác kinh doanh tạm thời dịch vụ trông giữ xe, giải khát. Công văn số 900/UB-KHKT ngày 7/10/2005 của UBND quận Tây Hồ về việc HTX Nông nghiệp dịch vụ tổng hợp Việt Nam - Mông Cổ có xin tổ chức kinh doanh dịch vụ tại địa điểm rặng tre cụm phường Phú Thượng nêu rõ: “Trong trường hợp HTX lập dự án đầu tư, xây dựng công trình trong phạm vi khu vực rặng tre cụm 6, HTX phải thực hiện đầy đủ trình tự, thủ tục theo quy định hiện hành của Nhà nước về quản lý đầu tư và xây dựng”.
Cũng trong báo cáo của đơn vị này có đoạn: Trong quá trình thực hiện việc kết hợp tạm thời kinh doanh giải khát, trông giữ xe, tổ kinh doanh đã dựng một số vật kiến trúc, sân bãi tạm khi chưa được các cấp thẩm quyền cho phép.
Không dừng lại ở đó, Nhà hàng Tre Place đã nhiều lần bị Hạt Quản lý đê điều số 2 (Chi cục Đê điều và Phòng chống lụt bão Hà Nội) lập biên bản vi phạm: Biên bản số 05 - Chi cục Đê điều và Phòng chống lụt bão Hà Nội, Đội quản lý đê nội thành lập biên bản vi phạm Luật Đê điều vào ngày 14/9/2007; ngày 25/4/2011, Hạt quản lý đê điều số 2 tiếp tục lập Biên bản vi phạm Luật Đê điều số 07BB/VP-TH; và ngày 25/5/2012, Chi cục Đê điều và Phòng chống lụt bão đã có Công văn số 587/CCDĐ-QL - đề nghị xử lý vi phạm Luật Đê điều trên địa bàn quận Tây Hồ.
Nhiều công trình của Nhà hàng Tre Place không có giấy phép do các cấp có thẩm quyền phê duyệt, chỉ dựa vào những quyết định cho việc bảo vệ và chăm sóc tre, kinh doanh tạm thời dịch vụ giải khát, trông giữ xe, nhưng chủ đầu tư lại đang coi là “ kim bài” để nhà hàng được phép tồn tại trên hành lang thoát lũ?
Đề nghị UBND TP. Hà Nội, UBND quận Tây Hồ, Chi cục Đê điều và Phòng chống lụt bão Hà Nội sớm vào cuộc và xử lý những sai phạm trên. Báo Kinh tế nông thôn sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc.
Thanh Hạ
Mọi thông tin bạn đọc khiếu nại, phản ánh, xin liên hệ Báo Kinh tế nông thôn, 57 Hàng Chuối, phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội. Đường dây nóng: 0913516232. E-mail: [email protected]. |
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.