Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 5 tháng 9 năm 2015 | 10:14

Quận Thủ Đức: Không có quyết định vẫn thu hồi đất!

Liên tục nhiều năm qua, vợ chồng ông Nguyễn Văn Chuyện, ngụ khu phố 4, phường Tam Phú (quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh) gõ cửa các cấp chính quyền, cơ quan chức năng để đòi lại đất của gia đình. Sự việc chưa giải quyết thấu đáo thì mới đây lực lượng chức năng phường Tam Phú đã dùng máy cưa, máy cắt chặt phá hoa màu, đốn cây trên phần đất của gia đình ông...

Nhiều cây cối, hoa màu trên diện tích đất của ông Chuyện bị tàn phá không thương tiếc.

Đất canh tác hơn 40 năm, bỗng dưng… bị cưỡng chế

Theo vợ chồng ông Chuyện, ngày đất nước mới giải phóng, cũng như nhiều hộ dân khác, gia đình ông gặp rất nhiều khó khăn về kinh tế. Năm 1976, gia đình ông thấy mảnh đất có diện tích 1.594m2 tại phường Tam Phú bị bỏ hoang nên bỏ công khai phá, cải tạo để trồng hoa màu. Sau một thời gian canh tác, để tiện cho việc trông nom hoa màu và an cư lạc nghiệp, gia đình ông có cất một căn nhà lá ngay trên khu đất này và sinh sống tại đây một thời gian. Sau đó, vì nạn cướp bóc thường xuyên xảy ra nên gia đình ông chuyển về sống tại số 110/5 đường 6, khu phố 4, phường Tam Phú. Tuy chuyển đến nơi ở mới nhưng gia đình ông Chuyện vẫn tiếp tục sử dụng đất ổn định và đã có một thời gian cho người khác thuê để làm kho chứa hàng.

Sự việc đang yên lành thì bỗng dưng ngày 21/5/2010, UNBD phường Tam Phú mời gia đình ông Chuyện đến làm việc về vấn đề bồi thường cây trồng trên khoảnh đất gia đình canh tác bấy lâu nay với số tiền 6.748.000 đồng. Theo ông Chuyện, lúc này, ông mới biết khu đất gia đình mình đang sử dụng đã bị thu hồi 400m2 từ năm 2005 theo Quyết định số 4458/QĐ-UBND ngày 30/8/2005 của UBND TP.Hồ Chí Minh về việc giao 400m2/1.594m2 cho Ban quản lý dự án cải thiện môi trường thành phố để xây dựng trạm ép rác khép kín. Phần đất còn lại cũng đã được giao cho UBND phường Tam Phú quản lý từ năm 2006 theo Công văn số 1601/UBND-TNMT ngày 8/9/2006 của UBND quận Thủ Đức, khi có kế hoạch sử dụng, sẽ xem xét hỗ trợ cho gia đình ông Chuyện.

Bất ngờ trước các quyết định “từ trên trời rơi xuống” của chính quyền, ông Chuyện thắc mắc và yêu cầu phường phải cung cấp các quyết định, văn bản pháp luật nói trên. Tuy nhiên, tại thời điểm làm việc, đại diện UBND phường Tam Phú chỉ cung cấp được Quyết định 4458, riêng Công văn 1601 thì gia đình ông không được nhận.

Không đồng ý với những quyết định trên, gia đình ông Chuyện làm đơn khiếu nại gửi đến UBND TP. Hồ Chí Minh, Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND quận Thủ Đức, UBND phường Tam Phú và một số đơn vị liên quan khác...

Cày nát đất của dân

Có mặt ở khu đất tại phường Tam Phú, nơi gia đình ông Chuyện canh tác gần 40 năm qua, chúng tôi thấy khu đất đã bị cày xới vô tội vạ. Nhiều hoa màu bị ủi đổ, nhiều cây to bị đốn ngã và rất đông nhân công đang đào móng để làm tường rào. Trên khoảng đất hơn 1.000m2, cách đây vài tháng, hoa màu còn được chăm sóc, cho hoa lợi, đem lại thu nhập hàng ngày. Vậy mà nay, nó như một tiểu công trường nhếch nhác, bụi bặm.

Ông Chuyện chia sẻ: “Công sức chăm sóc, cải tạo và trồng nhiều hoa màu trong suốt hơn 40 năm qua giờ đổ sông đổ biển. Chưa kể phần hoa lợi được sinh ra, mảnh đất này đã gắn bó với tôi tròn nửa đời người; con cháu tôi sinh ra, lớn lên cũng nhờ cả vào nó. Giờ thấy nó bị phá tan nát, xơ xác, bảo sao tôi không đau lòng?”.

Bà Nguyễn Thị Hương, vợ ông Chuyện, bức xúc: “Nhiều năm nay, hoa màu và các loại cây trồng lâu năm tại khu đất này là nguồn thu nhập chính của gia đình tôi nhưng UBND quận Thủ Đức và phường Tam Phú lại tiến hành chặt, ủi cây mà chưa đưa ra quyết định thu hồi, chưa bồi thường thỏa đáng, vậy có đúng pháp luật không?”.

Không dừng ở đó, ngày 30/7/2015, lực lượng chức năng phường Tam Phú gồm công an, quân sự, Công ty Dịch vụ công ích quận, các hội đoàn thể vào khuôn viên đất nhà ông Chuyện đang quản lý, sử dụng, giật sập chòi và tự ý cưa cây là tài sản của gia đình mà không cung cấp các văn bản, quyết định thu hồi, quyết định cưỡng chế cũng như bồi thường tái định cư theo Luật Đất đai.

Qua tìm hiểu, xác minh hồ sơ, tư liệu, chúng tôi nhận thấy trong việc giải quyết “số phận” phần đất của gia đình ông Chuyện, chính quyền địa phương đã “chạy” tắt, bỏ qua các trình tự. Ước mơ cuối đời có miếng đất “cắm dùi” cất nhà hưởng tuổi già của vợ chồng ông Chuyện  bị “băm nát” bởi cách làm việc khác người của chính quyền địa phương. Gia đình ông Chuyện nhiều lần “gõ cửa” các cơ quan chức năng nhưng đến nay vụ việc vẫn chưa được giải quyết thấu đáo.

Báo Kinh tế nông thôn sẽ tiếp tục thông tin sự việc đến bạn đọc.

Nhóm PVĐT

 
Mọi thông tin bạn đọc khiếu nại, phản ánh, xin liên hệ: Báo Kinh tế nông thôn, 57 Hàng Chuối, phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội. Đường dây nóng: 0913516232. E-mail: [email protected].

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.

  • Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.

  • Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.

Top