Quảng Nam: Dân ngăn cản xe đổ rác vào bãi, rác thải lại ùn ứ
Gần đây, người dân thôn Phú Qúy, xã Đại Hiệp (Đại Lộc - Quảng Nam) đã ngăn cản không cho xe đổ rác vào Khu xử rác Đại Hiệp, khiến lượng rác thải ùn ứ khắp các tuyến đường, bốc mùi hôi thối.
Hiện nay, dọc các tuyến đường quanh thị xã Ái Nghĩa (huyện Đại Lộc), rác thải sinh hoạt của người dân được tập kết ngổn ngang dọc hai bên đường. Có nơi, người dân cho rác vào túi cẩn thận, nhưng nhiều nơi rác thải bị vứt tung tóe, bốc mùi hôi thối.
Khu vực dân cư ở các xã Đại Cường, Đại Thắng…, thùng đựng rác không còn chỗ chứa, rác thải đựng trong các túi nylon chất thành từng đống, tồn đọng lâu ngày chưa được thu gom. Rác thải để lâu ngày không thu gom xử lý tạo môi trường thuận lợi cho ruồi, muỗi phát sinh, dễ gây ra bệnh tật.
Theo người dân ở thị xã Ái Nghĩa, trước đây hàng ngày xe rác của Công ty CP Môi trường đô thị Quảng Nam chạy lên thu gom rác thải sinh hoạt của người dân địa phương. Tuy nhiên, cả tuần nay không thấy xe rác thải của đơn vị này lên thu gom nữa. Việc rác thải tập kết để lâu ngày bốc mùi hôi gây khó chịu, ô nhiễm môi trường trầm trọng.
Được biết, từ giữa tháng 2/2020, người dân thôn Phú Quý (xã Đại Hiệp) thay phiên nhau túc trực 24/24h gác chắn đường dẫn vào bãi rác Đại Hiệp để phản đối tình trạng quá tải, ô nhiễm. Các phương tiện không thể ra vào bãi xử lý rác thải lớn nhất tỉnh khiến tình trạng thu gom, xử lý rác thải tại các huyện Duy Xuyên, Đại Lộc và thị xã Điện Bàn của tỉnh Quảng Nam gặp nhiều khó khăn.
Ông Lê Đình Thống, người dân thôn Phú Quým bức xúc: Sau 17 năm hoạt động, bãi Đại Hiệp đã quá tải và gây ô nhiễm suốt một thời gian dài. Năm 2017, UBND tỉnh Quảng Nam đã chỉ đạo đóng cửa hoàn toàn bãi rác này. Tuy nhiên, thời hạn đóng cửa bãi xử lý rác Đại Hiệp tiếp tục bị lùi sang cuối năm 2018 rồi 2019 và kéo dài mãi cho đến hiện nay. Mùi hôi thối bốc lên từ bãi rác, lan tỏa khiến hàng trăm hộ dân như gia đình tôi phải chịu đựng bầu không khí ô nhiễm. Sự tồn tại của bãi rác suốt hàng chục năm cũng khiến nguồn nước ngầm trong thôn không đảm bảo vệ sinh.
Tại cuộc họp khẩn của UBND tỉnh Quảng Nam liên quan đến Khu xử lý rác thải Đại Hiệp, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Trí Thanh đã thẳng thắn nhìn nhận môi trường và rác thải là vấn đề nóng, là bài toán khó, đòi hỏi sự vào cuộc tích cực, chủ động, đồng bộ hơn nữa. Đồng thời, đề nghị Công ty CP Môi trường đô thị Quảng Nam khẩn cấp xây dựng kè chắn, hệ thống đê bao tại Khu xử lý rác thải Đại Hiệp để hạn chế ô nhiễm. Cùng với đó, khẩn trương khảo sát, chọn vị trí, đẩy nhanh tiến độ triển khai các khu xử lý rác thải công nghệ cao theo quy hoạch.
Các loại heo, trâu, bò, gà, vịt và nội tạng không rõ nguồn gốc nhập lậu từ nước ngoài thường mang nhiều mầm bệnh như: lở mồm long móng, tai xanh, dịch tả, virus cúm có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe người tiêu dùng, làm tổn hại cho ngành chăn nuôi và mất ổn định thị trường...
Tại một số địa phương của tỉnh Kon Tum đã xuất hiện tình trạng trồng sầu riêng vượt quá quy hoạch, gây nguy cơ mất cân bằng hệ sinh thái nông nghiệp, về lâu dài có thể xảy ra tình trạng cung vượt quá cầu, từ đó giảm giá trị ngành hàng sầu riêng và thiệt hại cho nông dân. Vì vậy, ngành nông nghiệp tỉnh khuyến cáo bà con không ồ ạt phát triển diện tích sầu riêng ngoài quy hoạch.
Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Lâm Đồng vừa có báo cáo về nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy khiến bò sữa chết hàng loạt tại Lâm Đồng. Tính đến ngày 6/9, đã có 6.331 con bò bị bệnh, 470 con bò bị chết, gây thiệt hại nặng cho các hộ nuôi bò sữa tại địa phương.
Nghị định số 113/2024/NĐ-CP của Chính phủ quy định rõ điều kiện thành lập doanh nghiệp, góp vốn, mua cổ phần tham gia doanh nghiệp của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
Nhiều Chính sách của nhà nước về hỗ trợ phát triển tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được quy định tại Nghị định số 113/2024/NĐ-CP của Chính phủ.
Chính phủ ban hành Nghị định số 113/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Hợp tác xã; trong đó quy định cụ thể các tiêu chí phân loại hợp tác xã.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.
Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.
Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.