Mặc dù chưa hoàn tất thủ tục pháp lý nhưng chủ đầu tư đã tự ý đưa máy móc, công nhân vào thi công rầm rộ, điều này đã khiến cho dư luận hết sức bất bình và lên án những hành vi trên, vì cho rằng, đây là hành vi xem thường “kỷ cương, phép nước”?
Tình trạng xây dựng sai phép diễn ra ngày một phức tạp và “bất chấp”?
Đơn cử như hai dự án khu du lịch nghỉ dưỡng ở TP Quy Nhơn (Bình Định) vừa bị cơ quan chức năng tỉnh này buộc đình chỉ thi công một số hạng mục do xây dựng sai giấy phép, sai quy hoạch.
Thông tin với báo chí về vấn đề này, ông Trần Viết Bảo, Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Bình Định cho hay, cơ quan này đã đình chỉ thi công các hạng mục vi phạm tại dự án khu du lịch nghỉ dưỡng Quy Nhơn Sea tại phường Ghềnh Ráng, TP Quy Nhơn. Dự án này do Công ty TNHH Sài Gòn Max làm chủ đầu tư.
Theo giám đốc Sở Xây dựng Bình Định, trong thời hạn 60 ngày, Công ty TNHH Sài Gòn Max phải làm thủ tục đề nghị cơ quan thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng. Nếu chủ đầu tư tiếp tục thi công, cơ quan có thẩm quyền cao hơn là UBND tỉnh Bình Định sẽ xử phạt vi phạm hành chính.
Hết thời hạn trên, nếu chủ đầu tư không xuất trình giấy phép xây dựng thì sẽ bị áp dụng biện pháp buộc khắc phục công trình vi phạm theo quy định.
Kết quả kiểm tra mới đây của Thanh tra Sở Xây dựng đã phát hiện Công ty TNHH Sài Gòn Max tổ chức thi công san nền mặt bằng dự án ngoài phạm vi được cấp phép, không đúng thiết kế.
Ông Bảo thông tin thêm, tháng 9-2019, Sở Xây dựng đã xử phạt vi phạm hành chính 40 triệu đồng đối với Công ty TNHH Sài Gòn Max do tổ chức thi công không có giấy phép xây dựng.
Trong một diễn biến khác, Sở Xây dựng đã yêu cầu Công ty TNHH Đầu tư phát triển kỹ thuật Đông Nam dừng thi công các hạng mục vi phạm tại dự án khu nghỉ dưỡng Ami resort & Spa ở phường Ghềnh Ráng. Lý do chủ đầu tư này đã tổ chức thi công sai với giấy phép xây dựng, sai quy hoạch chi tiết 1/500 được phê duyệt.
Kết quả kiểm tra mới đây của Sở cho thấy Công ty Đông Nam đã xây dựng các bungalow đơn trên đồi thay vì dưới bãi biển theo giấy phép và quy hoạch, xây dựng bể chứa nước sinh hoạt không có trong hồ sơ thiết kế xin phép, không thực hiện cắm mốc giới ngoài thực địa các khu đất…
“Trong thời hạn 60 ngày, chủ đầu tư phải làm thủ tục điều chỉnh giấy phép xây dựng. Hết thời hạn trên, nếu chủ đầu tư không xuất trình giấy phép xây dựng mới thì sẽ bị áp dụng biện pháp buộc khắc phục công trình vi phạm theo quy định” - giám đốc Sở Xây dựng Bình Định nói.
Hai dự án khu nghỉ dưỡng trên nằm ven quốc lộ 1D, còn gọi đường Quy Nhơn- Sông Cầu (Phú Yên) - nơi được quy hoạch đến 19 điểm du lịch với tổng diện tích hơn 300 ha.
Thời gian qua, nhiều người dân địa phương phản ánh các dự án khu nghỉ dưỡng xây dựng sát nhau, các chủ đầu tư tự ý lấn biển, che chắn, bít hết lối đi của người dân xuống biển. Mỗi khi xuống biển, người dân phải chui qua hàng rào thép gai hoặc bị lực lượng bảo vệ của các khu nghỉ dưỡng xua đuổi.
Lấp đất đá lấn biển xây dựng công trình không phép, chủ đầu tư bị phạt 40 triệu
UBND TP Nha Trang vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty CP Hòn Tằm Biển Nha Trang do công ty này có hành vi tổ chức thi công công trình không có giấy phép xây dựng tại dự án khu du lịch (KDL) đảo Hòn Tằm (phường Vĩnh Nguyên, TP Nha Trang, Khánh Hoà) .
Quyết định cũng nêu rõ: Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính, Công ty CP Hòn Tằm Biển Nha Trang phải làm thủ tục đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng. Hết thời hạn này, Công ty CP Hòn Tằm Biển Nha Trang không xuất trình giấy phép xây dựng thì bị áp dụng biện pháp buộc tháo dỡ công trình vi phạm theo quy định.
Sau khi được cấp giấy phép xây dựng, Công ty CP Hòn Tằm Biển Nha Trang phải tháo dỡ phần công trình không phù hợp với giấy phép được cấp thì mới được thi công xây dựng.
Trước những thông tin liên quan đến vụ việc nêu trên, Sở Xây dựng Khánh Hoà khẳng định, Công ty CP Hòn Tằm Biển Nha Trang đã tự ý san ủi mặt bằng, xây dựng các hạng mục công trình bằng bê tông cốt thép tại dự án KDL đảo Hòn Tằm không có giấy phép xây dựng và không có trong quy hoạch được điều chỉnh.
Cũng theo theo Sở này, việc Công ty CP Hòn Tằm Biển Nha Trang tự ý san ủi mặt bằng, đầu tư xây dựng công trình kiên cố (kể cả trong và ngoài phạm vi dự án) khi chưa có giấy phép xây dựng là vi phạm pháp luật về đất đai, môi trường, xây dựng.
Sở Xây dựng Khánh Hoà đề nghị UBND TP Nha Trang áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm trên dự án KDL đảo Hòn Tằm.
Đây không phải lần đầu chủ đầu tư dự án bị xử phạt. Trước đó, vào cuối năm 2019, UBND TP Nha Trang cũng đã có quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty CP Hòn Tằm biển Nha Trang vì thi công xây dựng công trình KDL đảo Hòn Tằm làm thất lạc mốc giới công trình tại đảo Hòn Tằm với mức phạt là 7.500.000 đồng.
Đáng chú ý, ngoài vi phạm về trật tự xây dựng, để đánh giá tác động môi trường, Ban Quản lý Vịnh Nha Trang đã tổ chức lặn kiểm tra đáy biển. Quá trình kiểm tra, ban quản lý phát hiện vùng mặt nước phía Tây Nam đảo (thuộc phân khu phục hồi sinh thái Khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang) công ty CP Hòn Tằm biển Nha Trang đang triển khai hoạt động san lấp lấn biển cải tạo mặt bằng để xây dựng.
Báo cáo gửi UBND TP Nha Trang, ông Huỳnh Bình Thái – Trưởng Ban Quản lý Vịnh Nha Trang nêu rõ: “Qua lặn kiểm tra dưới đáy biển phát hiện đất, đá trong quá trình san lấp đã tràn xuống biển ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái khu vực này. Đặc biệt là hệ sinh thái rạn san hô bị hủy hoại, khó có khả năng phục hồi nguyên trạng ban đầu. Một lượng bùn đất không nhỏ theo dòng chảy tràn ra các khu vực xung quanh có nguy cơ ô nhiễm cục bộ tại khu vực vùng nước sát bờ phía Tây Nam đảo Hòn Tằm”.
Được biết, Hòn Tằm là một đảo rộng hơn 110ha nằm trong vịnh Nha Trang (1 trong 29 vịnh đẹp nhất thế giới) và chỉ cách thành phố Nha Trang 7km về phía Đông Nam. Vịnh Nha Trang cũng là vịnh biển được bảo vệ và nghiêm cấm tất cả các hành vi lấn chiếm xây dựng.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy khẳng định, dù thực hiện theo Luật Đất đai hay theo cơ chế thí điểm của Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất, tất cả các dự án đó đều phải tuân thủ quy hoạch, bảo đảm việc giữ ổn định 3,5 triệu ha đất lúa, bảo đảm độ che phủ rừng...
Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản sẽ hiệu lực từ ngày 1/8, sớm 5 tháng so với thời điểm đã được Quốc hội quyết định trước đó (1/1/2025), sẽ giúp khơi thông nguồn lực đất đai, tạo điều kiện cho nền kinh tế đất nước phát triển và đảm bảo các chính sách an sinh xã hội cho người dân.