Tại phiên tòa ngày 22-3, Hội đồng xét xử đã đề nghị Cơ quan Cảnh sát điều tra làm rõ hành vi ký khống giấy tờ của ông Yee Lip Chee, Tổng Giám đốc Công ty TNHH L&M Việt Nam.
Sau hai ngày xét xử và nghị án, chiều 22-3, TAND TP. Hồ Chí Minh đã tuyên phạt bị cáo Nguyễn Thị Bạch Tuyết 12 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và buộc bị cáo bồi thường cho Công ty TNHH L&M Việt Nam hơn 6 tỉ đồng. Ngoài ra, Hội đồng xét xử (HĐXX) cũng đề nghị Cơ quan Cảnh sát điều ra quyết định khởi tố vụ án do có dấu hiệu phạm tội về lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Công ty TNHH L&M Việt Nam liên quan tới trách nhiệm và quyền hạn của ông Yee Lip Chee.
Tổng Giám đốc Yee Lip Chee tại phiên tòa.
Theo cáo trạng, Công ty TNHH L&M Foundation Specialist Việt Nam (gọi tắt là Công ty L&M Việt Nam) là doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài, hoạt động chủ yếu trong các lĩnh vực dịch vụ kỹ thuật nền móng các công trình xây dựng, dịch vụ cho thuê máy móc, thiết bị xây dựng. Công ty được thành lập theo Giấy chứng nhận đầu tư số 411043000799 ngày 27/8/2008, do UBND TP.Hồ Chí Minh cấp. Tổng Giám đốc là ông Yee Lip Chee, quốc tịch Malaysia.
Tại tòa, bị cáo Nguyễn Thị Bạch Tuyết khai ông Yee Lip Chee nhờ Tuyết rút tiền từ Công ty L&M Việt Nam chuyển vào tài khoản Công ty Đại Hồng Tùng. Sau khi rút các khoản tiền, Tuyết đã chuyển hết cho ông Yee Lip Chee và được trả công cho 3% tổng giá trị tiền.
Toàn cảnh phiên tòa
HĐXX cho rằng, ông Yee Lip Chee đã ký trực tiếp vào 21 phiếu, lệnh chuyển tiền. Do đó, HĐXX cũng đề nghị Cơ quan Cảnh sát điều tra làm rõ hành vi ký khống giấy tờ đối với ông Yee Lip Chee, đồng thời khởi tố về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Công ty TNHH L&M Việt Nam, trong đó trách nhiệm chính thuộc về Tổng Giám đốc ông Yee Lip Chee.
Trước đó, bà Nguyễn Thị Bạch Tuyết có nhiều đơn thư gửi các cơ quan chức năng cho rằng cơ quan tố tụng đã bỏ lọt tội phạm và mình là nạn nhân của vụ việc. Theo bà Tuyết, bà chỉ thực hiện theo chỉ đạo của Tổng giám đốc và Chủ tịch HĐTV. Trước những lá đơn trên, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu báo cáo vụ việc nêu trên.
Mạnh Tiến
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.