Những ngày qua, dư luận xôn xao về phát biểu của Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc liên quan đến dự án nạo vét sông Đáy từ 72 tỷ đội vốn lên 2.595 tỷ đồng tại Ninh Bình.
Theo tìm hiểu của phóng viên, địa phương này còn có dự án nạo vét lòng sông Đáy được đội vốn "siêu khủng", từ 2.078 tỷ đồng lên 9.720 tỷ đồng.
Dự án này được thực hiện bởi một doanh nghiệp lớn tại Ninh Bình, doanh nghiệp này còn được biết đến là đơn vị trúng thầu nhiều dự án tại tỉnh Ninh Bình với số tiền lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng.
Dự án được phê duyệt khi chưa có báo cáo kết quả thẩm định?
Dự án nạo vét sông Đáy đoạn từ cầu Gián Khẩu đến cửa Đáy và các tuyến qua sông Đáy với chiều dài 77km nhằm thoát lũ Hoàng Long được thực hiện theo Quyết định 896 ngày 30/9/2010 của UBND tỉnh Ninh Bình. Dự án do Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn tỉnh Ninh Bình làm chủ đầu tư, với vốn thực hiện ban đầu là 2.078 tỷ đồng, bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước. Thời gian triển khai từ năm 2010 đến năm 2015.
Nhà thầu thi công dự án trên là Tập đoàn Xuân Thành Ninh Bình (tháng 7/2015 đổi thành Thai Group). Tuy nhiên chỉ 2 năm sau, năm 2012, dự án này được điều chỉnh lên 9.720 tỷ đồng (tăng 7.642 tỷ đồng).
Với việc nạo vét có số vốn đội lên “siêu khủng” như vậy, trung bình việc nạo vét 1km sông Đáy tốn khoảng 126 tỷ đồng.
Trong khi, theo tìm hiểu của phóng viên, hiện nay, Cục Đường thuỷ Nội địa (Bộ GTVT) có chủ trương xã hội hoá việc nạo vét lòng sông, cho các doanh nghiệp nạo vét tận thu cát sỏi, việc tận thu này đã được áp dụng tại nhiều địa phương. Là người hoạt động trong lĩnh vực nạo vét luồng lạch tại nhiều con sông ở các tỉnh phía Bắc, anh T.V.T. cho biết, với chủ trương xã hội hoá hiện nay của Bộ GTVT cho doanh nghiệp tận thu vật liệu, thì Nhà nước sẽ không mất kinh phí cho việc thực hiện nạo vét lòng sông. Việc bán vật liệu tận thu sẽ đủ kinh phí để chi trả nhân công máy móc thực hiện việc nạo vét, anh T. khẳng định.
Liên quan đến dự án trên, ngày 9/5/2012 của Thanh tra Chính phủ (TTCP), có Kết luận số 1121, cho thấy, dự án trên không được áp dụng hình thức chỉ định thầu theo Điều 20 Luật Đấu thầu và Điều 41, Nghị định 58 năm 2008 của Chính phủ. Cũng theo tìm hiểu của phóng viên báo BVPL thì, dự án trên được UBND tỉnh Ninh Bình phê duyệt khi chưa có báo cáo kết quả thẩm định (?).
Dự án nạo vét lòng sông Đáy đội vốn lên tới gần 10 nghìn tỷ đồng
Ngoài dự án trên, Tập đoàn Xuân Thành cũng thi công nhiều dự án khủng với vốn đầu tư hàng nghìn tỷ đồng trên địa bàn tỉnh Ninh Bình như: Dự án Cải tạo, nâng cấp đê Hữu Đáy đoạn qua TP Ninh Bình (từ K8+380 đến K32+400) với số vốn hơn 3.550 tỷ đồng; Bệnh viện Sản nhi tỉnh Ninh Bình với số vốn hơn 2.670 tỷ đồng; Dự án Đầu tư xử lý cấp bách hệ thống chống ngập lụt TP Ninh Bình và huyện Hoa Lư với số vốn là hơn 1.699 tỷ đồng; Dự án Quản lý và xử lý chất thải rắn tỉnh Ninh Bình với số vốn hơn 1.198 tỷ đồng; Dự án Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình với số vốn trên 1.400 tỷ đồng… Như vậy, chỉ trong vài năm, riêng Tập đoàn Xuân Thành đã trúng thầu nhiều dự án tại tỉnh Ninh Bình với số tiền lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng.
Nhiều dự án đội vốn "khủng" do xác định tổng mức đầu tư thiếu chính xác...
Ngày 21/5, Tổng Kiểm toán Nhà nước KTNN) Hồ Đức Phớc trình bày báo cáo kiểm toán quyết toán ngân sách Nhà nước (NSNN) tại Quốc hội nhấn mạnh, tình trạng phê duyệt dự án đầu tư khi chủ trương đầu tư chưa được phê duyệt, chưa đủ thủ tục, không phù hợp với quy hoạch vùng, không thuộc giai đoạn 2016-2020 hoặc trùng lắp với dự án khác đã được phê duyệt. Có trường hợp phê duyệt vượt định mức; quyết định đầu tư chưa xác định rõ nguồn vốn, thời gian thực hiện dự án; xác định tổng mức đầu tư còn sai sót, thiếu chính xác, phải điều chỉnh nhiều lần với giá trị lớn.
Báo cáo kiểm toán thể hiện, một số dự án thực hiện đầu tư khi chưa có báo cáo đánh giá tác động môi trường; hồ sơ khảo sát còn chưa đầy đủ, thiếu chính xác, chưa phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật và quy trình thiết kế; thiết kế kỹ thuật chưa tuân thủ thiết kế cơ sở hoặc chưa sát với thực tế dẫn đến phải điều chỉnh trong quá trình thi công.
Hiện nay, có nhiều dự án được biết đến với việc điều chỉnh số vốn đội lên hàng nghìn tỷ đồng: Dự án Cảng nhập than Trung tâm điện lực Vĩnh Tân, điều chỉnh 3 lần tăng 3.020 tỷ đồng. Hoặc Dự án Nhà máy nhiệt điện Ô Môn 1, điều chỉnh 2 lần tăng 10.322 tỷ đồng; Dự án Đầu tư xây dựng Thủy điện Đakđrinh tăng 1.488 tỷ đồng và đang xin điều chỉnh lần 2 lên 5.887 tỷ đồng. Dự án thủy điện Nậm Chiến 4 lần điều chỉnh tăng đến 3.361 tỷ đồng...
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.