Bài liên quan: Kỳ I: Thực trạng đáng báo độngKỳ II: Phú Quốc, rừng phòng hộ bị “xẻ thịt”
KTNT - Phú Quốc hiện có trên 40.000ha rừng, trong đó 31.422ha là rừng đặc dụng, còn lại là rừng phòng hộ. Gần đây, trên địa bàn huyện xuất hiện tình trạng một số hộ dân tự ý bao chiếm đất rừng phòng hộ nhưng các ngành chức năng rất khó xử lý vi phạm.
Tự ý lấn rừng
Đến nay, 180 gia đình và 7 cơ quan trên địa bàn huyện Phú Quốc đã được giao bảo vệ, chăm sóc 3.000ha rừng. Ngoài ra, Ban quản lý (BQL) Rừng phòng hộ Phú Quốc còn giao khoán đất lâm nghiệp cho 225 hộ để trồng lại rừng, 7 tập thể cũng được giao gần 400ha. Như vậy, hầu hết diện tích đất trong kế hoạch đã được giao khoán hết.
Để thực hiện tốt công tác bảo vệ rừng, đầu năm 2009, BQL Rừng phòng hộ Phú Quốc đã kết hợp với lực lượng kiểm lâm huyện và chính quyền các địa phương tổ chức truy quét 75 cuộc với trên 900 người tham gia. Qua các đợt truy quét, đoàn kiểm tra liên ngành đã lập biên bản 8 vụ xâm hại rừng, trong đó 1 vụ được chuyển cho cơ quan cảnh sát điều tra xử lý. Nỗ lực này đã có tác dụng nhất định trong việc giáo dục, răn đe những hành vi xâm hại rừng, đồng thời nâng cao ý thức bảo vệ rừng của người dân. Tuy nhiên, không ít người vẫn ngang nhiên xâm chiếm đất rừng để trục lợi.
Xã Dương Tơ và một phần xã Hàm Ninh đang là điểm nóng lấn chiếm đất rừng phòng hộ ở Phú Quốc. Nổi cộm nhất là khu vực Vịnh Đầm, thuộc ấp Suối Lớn, xã Dương Tơ. Vịnh Đầm có trên 60 hộ dân lấn chiếm đất, tự ý cất nhà ở và buôn bán. Qua phản ánh của người dân và tìm hiểu thực tế, chúng tôi thấy ở khu vực Vịnh Đầm, nhà của dân đã cất ra tận bãi biển. Phần lớn những ngôi nhà này được dựng bằng gỗ tràm và bao bạt xung quanh, lợp mái tôn.
Người dân cố tình vi phạm bằng cách cất nhà và quán ra tận bãi ở huyện Phú Quốc |
Khó xử lý?
Ông Trương Thanh Hào, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Phú Quốc cho biết: “Chúng tôi đang
Theo báo cáo của UBND huyện Phú Quốc (Kiên Giang), đến nay chỉ riêng tại khu vực ấp Bãi Đầm thuộc xã Dương Tơ đã có trên 70 hộ bao chiếm cất nhà trong diện tích đất rừng phòng hộ. |
Có một thực trạng đáng lo ngại là sau khi lấn chiếm đất, người dân còn tự ý sang nhượng cho nhau, phát sinh không ít chuyện lộn xộn, phức tạp. Nhiều người “cố sống cố chết” bám trụ ở những căn nhà tạm bợ chờ cơ hội bị giải toả để được Nhà nước bồi thường. Cũng theo ông Hào, những trường hợp vi phạm này rất khó khăn trong việc xử lý vì trong phạm vi quy hoạch đất vùng đệm ở Phú Quốc có hai loại rừng là rừng phòng hộ và rừng sản xuất. Rừng phòng hộ là rừng tự nhiên và rừng trồng theo vốn đầu tư của Nhà nước. Rừng sản xuất là rừng trồng trên đất đã giao cho dân.
Tuy nhiên, thực tế ở Phú Quốc không có rừng sản xuất, chỉ có rừng đặc dụng và rừng phòng hộ. Bên cạnh đó, đối với những hộ dân bao chiếm rừng thì sẽ bị xử phạt theo Nghị định 159 của Chính phủ, nhưng thực tế nhiều hộ đã bao chiếm trên vùng đất là đồng cỏ, không có cây rừng. Hành vi lấn chiếm đất thông thường thì có Nghị định 182 để xử phạt, nhưng ở đây các hộ lấn chiếm đất rừng phòng hộ mà rừng phòng hộ hoặc rừng đặc dụng thì Nhà nước không quy định giá đất vì không cho mua bán.
Tàn phá tan hoang những cánh rừng phòng hộ |
Gia Bảo
Kỳ III: Rừng xứ Lạng kêu cứu!
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.