KTNT - Việc Công ty TNHH Naria Vina (xóm 5, xã Thanh Sơn, huyện Kim Bảng, Hà Nam) sa thải công nhân trái pháp luật đã được Tòa án Nhân dân cấp cao tại Hà Nội tuyên trong phiên xét xử phúc thẩm ngày 18/4/2017.
>> Sai phạm tại Công ty TNHH Naria Vina: Doanh nghiệp chây ỳ, ai xử lý tiếp?
>> Sai phạm hàng loạt tại Công ty TNHH Naria Vina: Vì sao các cơ quan chức năng tỉnh Hà Nam chưa xử lý?
>> Viết tiếp bài sai phạm ở Công ty TNHH Naria Vina: Chính quyền buông lỏng quản lý?
>> Sai phạm ở Công ty TNHH Naria Vina chưa xử lý dứt điểm: Trách nhiệm thuộc về ai?
>> Công ty TNHH Naria Vina: Cam kết một đằng, làm một nẻo
>> Công ty TNHH Naria Vina sa thải người lao động khi đang nằm viện!
>> Công ty TNHH Naria Vina sa thải công nhân trái pháp luật
>> Công ty TNHH Naria Vina xúc phạm công nhân
Phiên xét xử phúc thẩm của Tòa án Nhân dân cấp cao tại Hà Nội ngày 18/4/2017.
Trước đó, việc sa thải công nhân trái pháp luật của Công ty TNHH Naria Vina đã được TAND tỉnh Hà Nam tuyên tại Bản án sơ thẩm số 01/2016/LĐ-ST ngày 24 - 25/2/2016, buộc “Công ty phải trả tiền lương 01 tháng cho người lao động trong thời gian họ bị sa thải trái pháp luật”.
Mặc dù trong bản án TAND tỉnh Hà Nam cấp sơ thẩm cũng nhận thấy hành vi sa thải trái pháp luật của Công ty Naria Vina, nhưng khi áp dụng chế tài với chủ sử dụng lao động, Tòa cấp sơ thẩm đã không áp dụng Điều 42, Bộ Luật Lao động mà lại căn cứ vào Khoản 3, Điều 125, 126 về kỷ luật sa thải (đây là các điều khoản mà người lao động có lỗi bị xử lý kỷ luật) nên các yêu cầu đòi bồi thường của người lao động đã bị coi là không có căn cứ và quyền lợi hợp pháp cũng như nhân phẩm của người lao động bị xâm hại. Chính vì lẽ đó, các công nhân này đã không đồng tình với bản án cấp sơ thẩm và kháng cáo lên Tòa án Nhân dân cấp cao tại Hà Nội để xem xét lại.
Mặc dù Tòa phúc thẩm Tòa án cấp cao tại Hà Nội tuyên buộc Công ty Naria Vina phải bồi thường cho công nhân thêm 3 tháng lương nhưng thực chất chưa áp dụng nghiêm túc Điều 42, Luật Lao động, “quyền và lợi ích hợp pháp của chúng tôi chưa được bảo vệ, danh dự nhân phẩm không được xem xét”, chị Đinh Thị Ngọc Ánh, một trong 7 công nhân, chia sẻ. Còn Luật sư Phạm Linh Lợi thuộc Đoàn Luật sư tỉnh Hà Nam, đại diện cho 7 công nhân, cho biết, tại phiên tòa này, Hội đồng xét xử đã bỏ qua chi tiết “Công ty TNHH Naria Vina chưa gửi văn bản hủy quyết định sa thải trái pháp luật mà công ty đã ký trước đó đến tay công nhân. Trong khi bên phía những công nhân này còn có căn cứ của Phòng nhân sự của công ty cho rằng, thời điểm đó Phòng nhân sự không tham mưu hay ra văn bản hủy bỏ quyết định sa thải trái pháp luật mà trước phiên xét xử căn cứ này đã gửi cho thư ký tòa” khiến quyền lợi hợp pháp của công nhân chưa được đảm bảo.
Đơn kêu cứu của 7 công nhân.
Hành vi sa thải 7 công nhân của Công ty Naria Vina là hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật, vi phạm Điều 42, Bộ luật Lao động, được quy định tại khoản 3, Điều 33 của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP về thực hiện Bộ luật Lao động: “Trường hợp kỷ luật lao động bằng hình thức sa thải trái pháp luật thì người sử dụng lao động có nghĩa vụ thực hiện các quy định các Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 42 của Bộ luật Lao động”. |
Trao đổi với phóng viên, Luật sư Nguyễn Đình Phương, Công ty Luật HD Đông Nam Á thuộc Đoàn Luật sư TP.Hà Nội, đồng quan điểm với Luật sư Lợi, đồng thời cho biết thêm, việc Công ty Naria Vina đưa ra văn bản cho rằng đã thu hồi quyết định sa thải trái pháp luật song việc này chưa thực hiện hoặc chỉ làm đối phó với các cơ quan chức năng nhằm che đậy trách nhiệm của mình thì có thể xử lý hình sự bởi lẽ việc làm này đã làm cho sai lệch vụ việc và các quyết định của HĐXX.
Trong đơn gửi tới báo Kinh tế nông thôn, chị Đinh Thị Ánh chưa đồng tình với bản án của Tòa phúc thẩm Tòa án cấp cao và rất mong các cơ quan cấp trên xem xét các căn cứ để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp các công nhân bị sa thải trái pháp luật như: Phải bồi thường việc sa thải trái pháp luật của Công ty theo đúng Điều 42 của Bộ luật Lao động; Trả công ngoài giờ phải làm (mỗi ngày 15 phút từ khi ký hợp đồng đến khi bị sa thải); Công khai xin lỗi trên phương tiên thông tin đại chúng.
Trung Hiếu
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.