Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 29 tháng 3 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 4 tháng 11 năm 2016 | 6:25

Sai phạm ở Công ty TNHH Naria Vina chưa xử lý dứt điểm: Trách nhiệm thuộc về ai?

KTNT - Công ty TNHH Naria Vina được cấp giấy chứng nhận đầu tư lần đầu mã dự án số 8741148348 ngày 06/10/2008. Từ khi đi vào hoạt động đến nay, công ty đã để xảy ra nhiều sai phạm như: sa thải công nhân trái pháp luật, xả thải trực tiếp ra môi trường, vi phạm nghiêm trọng Luật Tài nguyên nước và bây giờ là vi phạm trong việc sử dụng hóa đơn ấn chỉ.

>> Công ty TNHH Naria Vina: Cam kết một đằng, làm một nẻo

>> Công ty TNHH Naria Vina sa thải người lao động khi đang nằm viện!

>> Công ty TNHH Naria Vina sa thải công nhân trái pháp luật

>> Công ty TNHH Naria Vina xúc phạm công nhân

Công nhân gia công cho Công ty TNHH Naria Vina.

Ngày 4/2/2010, Cục Thuế Hà Nam ra Quyết định số 155/ QĐ-CT về việc kiểm tra trước hoàn thuế của Công ty TNHH Naria Vina. Trong biên bản kiểm tra nêu rõ việc vi phạm của công ty trong lĩnh vực sử dụng hóa đơn ấn chỉ. Theo đó, năm 2009, công ty đã xây mới một số công trình (nhà ký túc xá 300m2 2 tầng, nhà ăn cho công nhân) nhưng  không có giấy phép xây dựng, không có biên bản hoàn thành đưa vào sử dụng. Trong hợp đồng xây dựng của Công ty TNHH Thuận Hưng (bên thi công) nhận khoán trọn gói bao gồm cả phần nguyên vật liệu nhưng trên hóa đơn thuế GTGT và bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ mua vào của Công ty TNHH Naria Vina vẫn kê khai mặt hàng sắt, thép, xi măng, gạch...

Cũng năm 2009, Công ty TNHH Naria Vina đặt vấn đề mua hóa đơn của Công ty TNHH Tân Nhật Tân để hoàn thuế với số tiền 1.000.000.000 đồng (hóa đơn số: 21018, ký hiệu GG/2007B ngày 22/1/2009 của Công ty TNHH Tân Nhật Tân) thuộc Chi cục Thuế TP.Phủ Lý quản lý. Theo Giám đốc Công ty TNHH Tân Nhật Tân, ngoài hóa đơn này, Công ty TNHH Naria Vina còn nhờ chuyển qua tài khoản của công ty một lượng tiền (theo hợp đồng xây dựng, có hóa đơn), sau đó người của Công ty TNHH Naria Vina lên lấy lại phần tiền đó.

Hiện, công ty đã mở và thuê rất nhiều điểm gia công bên ngoài với số lượng nhân công lên tới hàng nghìn lao động, số lao động bên ngoài này không được đóng bảo hiểm, không được hưởng các quyền lợi gì của Luật Lao động, nhưng lại nhận lương với mức thấp. Phải chăng có sự buông lỏng quản lý trong lĩnh vực sử dụng lao động khiến Công ty TNHH Naria Vina lợi dụng lách luật trốn cả đóng bảo hiểm cho số lao động gia công bên ngoài này.

Theo kết luận thanh tra, năm 2015, Công ty TNHH Naria Vina thuê gia công bên ngoài với số tiền 39.621.541.758 đồng và 6 tháng đầu năm 2016 là 18.417.853.335 đồng. Theo Nghị định số 187/2013/NĐ-CP, Điều 28 - thương nhân nhận gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài, trừ trường hợp quy định tại Điều 36 Nghị định này, thương nhân Việt Nam, kể cả thương nhân có vốn đầu tư của nước ngoài tại Việt Nam, được nhận gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài, trừ hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu. Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, thương nhân chỉ được ký hợp đồng sau khi được Bộ Công Thương cấp phép.

Sai phạm, vi phạm của Công ty TNHH Naria Vina đã rõ nhưng đến nay vẫn chưa bị xử lý dứt điểm. Liệu ngành chức năng có thu lại giấy phép xả thải và tạm dừng hoạt động của công ty để điều tra làm rõ hay không? Báo Kinh tế nông thôn sẽ tiếp tục tìm hiểu và thông tin đến bạn đọc.

Công Bằng

 

Mọi thông tin bạn đọc khiếu nại, phản ánh, xin liên hệ Báo Kinh tế nông thôn, 57 Hàng Chuối, phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội. Đường dây nóng: 0913516232. E-mail: [email protected].

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Tình trạng chó thả rông cắn người gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng xảy ra không chỉ ở vùng nông thôn, ngoại thành, mà ngay cả ở các thành phố lớn. Rất nhiều người từ già đến trẻ bị chó thả rông tấn công dẫn đến tử vong hoặc mang thương tích.

  • Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Thời gian qua, trong đầm, vịnh trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, việc người dân tự phát cắm cọc, giăng dây nuôi vẹm xanh, vẹm đất ở ngoài vùng quy hoạch nuôi trồng thủy sản (NTTS) đã để lại nhiều hệ lụy. Cơ quan chức năng, chính quyền các địa phương ven biển đang triển khai nhiều giải pháp nhằm vận động người dân tháo dỡ, không để phát sinh khu vực nuôi mới.

  • Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang tồn tại 234 trường hợp vi phạm về thủy lợi, đê điều, phòng chống thiên tai. Chủ tịch UBND tỉnh này yêu cầu các sở, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi (KTCTTL) xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Top