Khởi công đã 3 năm nhưng đến nay dự án xây dựng cầu Nhu Gia ở xã Thạch Phú vẫn chưa hoàn thành do sự tắc trách, thiếu công tâm của Ban giải phóng mặt bằng huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng). Tiến độ thi công chậm, không phải do năng lực của đơn vị thi công mà do sự tắc trách của Ban giải phóng mặt bằng (GPMB) huyện Mỹ Xuyên, dẫn đến việc khiếu nại của gần 30 hộ dân. Sự việc bắt đầu từ cách áp giá đền bù hoa màu cho các hộ bị ảnh hưởng. Nhiều hộ dân cho biết, cũng cùng bụi chuối, gốc dừa nhưng có hộ chỉ được áp giá 20.000 đồng/cây, nhưng có hộ lại được bồi thường từ 150.000 - 250.000 đồng/cây. Những vấn đề đó, theo ông Lê Huy, nguyên Phó ban thường trực Ban GPMB huyện Mỹ Xuyên, là do sơ suất trong khâu vận dụng áp giá đền bù (!?).
Hộ bà Trương Thị Tiển không thuộc diện bị giải tỏa trắng nhưng vẫn được Ban GPMB ưu ái hỗ trợ 7 triệu đồng. Ông Võ Thanh Văn, Phó giám đốc Sở Tài chính tỉnh Sóc Trăng, người trực tiếp thẩm định hồ sơ GPMB cầu Nhu Gia, đổ lỗi do quá nhiều hồ sơ và tin tưởng cấp dưới nên không kiểm tra từng hồ sơ mà chỉ kiểm tra ngẫu nhiên.
Sự mập mờ biểu hiện rõ nhất trong việc lập hồ sơ khống cho nhà máy nước đá của ông Huỳnh Vĩnh Trung. Hồ sơ đền bù nhà máy nước đá của ông Trung được thiết lập thành 2 đợt, số tiền trên 1,7 tỉ đồng. Qua xác minh, hồ sơ dự toán của từng đợt có sự sai sót lớn, ông Trung bị thu hồi 1.014,8m2 đất, theo Quyết định số 11/2005/QĐ-UBND ngày 14/2/2005 của UBND tỉnh Sóc Trăng, mức đền bù tối đa là 300.000 đồng/m2, nhưng đất của ông Trung lại được áp giá 1.350.000 đồng/m2. Trong khi đó, nhiều hộ dân bị giải tỏa trắng, bị mất đất sản xuất cũng như đất ở lại được áp giá đền bù thấp, không được bố trí tái định cư. Trong những sai phạm này còn có sự buông lỏng của một số cán bộ Thanh tra Nhà nước tỉnh Sóc Trăng đã báo cáo chưa đúng kết quả thanh tra.
Từ những sai phạm này, Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng tỉnh Sóc Trăng yêu cầu Chủ tịch UBND huyện Mỹ Xuyên khẩn trương kiểm tra lại các hồ sơ áp giá, kịp thời điều chỉnh những hồ sơ chưa đúng, áp giá thiếu chính xác để lập tờ trình gửi Sở Giao thông vận tải tỉnh bổ sung cho người dân; đồng thời thu hồi số tiền đền bù, hỗ trợ cho những hộ dân thực hiện không đúng trong quá trình áp giá đền bù, hỗ trợ.
Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng tỉnh Sóc Trăng đề nghị tổ chức kiểm điểm, quy trách nhiệm và có hình thức xử lý ông Trần Minh Tại (Phó chủ tịch UBND huyện Mỹ Xuyên, Trưởng ban GPMB dự án cầu Nhu Gia) và ông Lê Huy vì thiếu trách nhiệm trong quản lý điều hành, gây mất lòng tin của nhân dân; ông Đặng Hồng Nhựt, cán bộ Ban GPMB, phụ trách kiểm kê và áp giá đền bù nhưng đã có nhiều sai sót trong khâu lập hồ sơ đền bù, tự ý điều chỉnh hồ sơ và cung cấp thông tin sai cho người dân. Kiểm điểm và xử lý ông Võ Thanh Văn và cán bộ của bộ phận thẩm định hồ sơ dự án cầu Nhu Gia vì đã thẩm định hồ sơ không đúng quy định, thiếu trách nhiệm, làm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người dân và làm thất thoát ngân sách của Nhà nước.
Xuân Huỳnh
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.