Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ hai, ngày 27 tháng 5 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 16 tháng 4 năm 2016 | 9:55

Sai phạm tại dự án khí sinh học cho ngành Chăn nuôi

Kết luận thanh tra công tác quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện Dự án (D.A) Chương trình khí sinh học cho ngành Chăn nuôi Việt Nam (gọi tắt là D.A khí sinh học) chỉ rõ, việc quản lý, sử dụng nguồn kinh phí thu từ việc bán tín chỉ giảm phát thải tự nguyện mắc phải tồn tại, khuyết điểm khá nghiêm trọng.

Sai phạm tại dự án khí sinh học cho ngành Chăn nuôi

Bên cạnh mặt tích cực thì việc bán tín chỉ giảm phát thải là sai quy định và vượt quyền hạn. Ảnh minh họa: Vast.ac.vn

Theo kết luận của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), từ năm 2013 đến 31/10/2015, D.A đã phát hành 658.893 tín chỉ giảm phát thải ra thị trường thế giới. Số tiền thu được từ bán tín chỉ là 962.550,18 EUR và 875.416,64 USD, tương đương với 44,3 tỷ đồng.

Để thực hiện việc bán tín chỉ giảm phát thải tự nguyện này, ngày 1/4/2013, Giám đốc Ban Quản lý (BQL) D.A Hoàng Kim Giao (lúc đó là Cục trưởng Cục Chăn nuôi) cùng đại diện của Tổ chức SNV và Nexus ký Hợp đồng Dịch vụ quản lý tài sản các-bon. BQLD.A chỉ định Nexus làm đại lý bán và môi giới bán tín chỉ giảm phát thải được tạo ra bởi D.A. Sau đó, BQLDA trả cho Nexus 10% tổng thể tích bán (nhân với giá bán hàng); đối với một số trường hợp đặc biệt là 8%.

D.A khí sinh học là D.A tài trợ không hoàn lại (ODA) từ Chính phủ Hà Lan. Bộ NN&PTNT là cơ quan chủ quản D.A. Cục Chăn nuôi được giao làm chủ D.A từ năm 2003 đến nay. Để tổ chức, quản lý và triển khai D.A giai đoạn đến hết 2012, BQLD.A khí sinh học được thành lập nhưng sử dụng con dấu của Cục Chăn nuôi; từ năm 2013 đến nay BQLD.A có con dấu riêng để hoạt động.

Hiện đã có 58 tỉnh, thành phố tham gia vào D.A và tính từ năm 2015 còn 42 tỉnh đang hoạt động. D.A đã hỗ trợ được 146.077 công trình khí sinh học; tạo 8.340 việc làm mới cho người dân nông thôn qua việc xây dựng công trình khí sinh học. Tính từ 2007 - 2014, các công trình khí sinh học thuộc D.A đã giảm phát thải khoảng 2.269.665 tấn CO2...

Kết luận thanh tra chỉ rõ, ông Hoàng Kim Giao đã ký các thỏa thuận, hợp đồng hỗ trợ kỹ thuật, quản lý tài sản các-bon với Tổ chức Nexus; BQLD.A và Cục Chăn nuôi đã ký biên bản ghi nhớ với tổ chức SNV không có trong nội dung của hiệp định ký giữa 2 Chính phủ Việt Nam và Hà Lan, không được sự đồng ý (phê chuẩn) của cơ quan có thẩm quyền là sai quy định Nhà nước, vượt quyền hạn của Cục Chăn nuôi và BQLD.A.

Đồng thời, BQLD.A đã không báo cáo cơ quan chủ quản việc thực hiện bán và sử dụng nguồn thu từ bán tín chỉ giảm phát thải tự nguyện. Trong năm 2013 và 2014, D.A đã sử dụng nguồn thu từ bán tín chỉ Vers để chi trả một số chi phí: Môi giới cho Nexus, hỗ trợ kỹ thuật cho Nexus, chi thẩm định giám sát DOE, chi phí phát hành tín chỉ, phí thành viên, phí ngân hàng và hỗ trợ một số hoạt động tại cấp tỉnh là không đúng quy định của Nhà nước. Việc sử dụng nguồn thu từ việc bán tín chỉ giảm phát thải tự nguyện không có trong phê duyệt và hướng dẫn của cấp có thẩm quyền.

“Trách nhiệm này thuộc về ông Hoàng Kim Giao, nguyên Cục trưởng Cục Chăn nuôi; ông Hoàng Thanh Vân, Cục trưởng đương nhiệm Cục Chăn nuôi và ông Tống Xuân Chinh, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi”, kết luận nêu rõ.

Bộ NN&PTNT giao Cục Chăn nuôi rút kinh nghiệm kiểm điểm đối với các tập thể cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý của Cục liên quan đến những tồn tại, khuyết điểm nêu trên.

Ông Tống Xuân Chinh, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi kiêm Giám đốc BQLD.A khí sinh học cho biết, không nắm được các thông tin D.A từ các thời kỳ trước bởi mới nhận nhiệm vụ Giám đốc BQLD.A (tuy kết luận thanh tra cũng đã chỉ rõ trách nhiệm của ông Chinh trong việc để xảy ra tồn tại, khuyết điểm của D.A).

“Theo quan điểm cá nhân tôi, một D.A nên có đánh giá tính chất đặc thù của nó. D.A này là D.A ODA kéo rất dài, qua nhiều đời giám đốc, kế toán, nhiều văn bản quy định pháp luật. Thứ nữa, cần đánh giá kết quả đạt được thành tựu của D.A. Việc tồn tại, khuyết điểm là do phía Việt Nam thôi chứ về phía nước ngoài - cộng đồng tài trợ người Hà Lan và cộng đồng khác thì chả có vấn đề gì cả”, ông Chinh nhìn nhận.

Tràng An/Thanh tra

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Chuyển mục đích sử dụng đất trồng cây lâu năm, đất trồng lúa sang đất ở sai quy định, nhiều cán bộ bị đề nghị truy tố

    Chuyển mục đích sử dụng đất trồng cây lâu năm, đất trồng lúa sang đất ở sai quy định, nhiều cán bộ bị đề nghị truy tố

    Ngày 26/5, Cơ quan CSĐT Công an Phú Yên ban hành kết luật điều tra, đề nghị VKS cùng cấp truy tố 22 nguyên cán bộ, công chức ở thị xã Đông Hòa, trong đó có Võ Ngọc Hòa, nguyên Chủ tịch UBND TX Đông Hòa; Lê Tấn Thảo, nguyên Phó Chủ tịch UBND thị xã vì vi phạm về quản lý đất đai, lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ và thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

  • Xử lý vấn nạn bơm tạp chất vào tôm: Cần giải pháp căn cơ

    Xử lý vấn nạn bơm tạp chất vào tôm: Cần giải pháp căn cơ

    Từ đầu năm đến nay, ngành Nông nghiệp tỉnh Bạc Liêu đã phối hợp cùng Phòng Cảnh sát Kinh tế, Cảnh sát giao thông (Công an tỉnh) và các địa phương tổ chức tuần tra, kiểm soát ngăn chặn hành vi tổ chức, thu gom và vận chuyển tôm có chứa tạp chất. Qua đó, đã phát hiện 2 trường hợp tổ chức bơm chích tạp chất vào tôm nguyên liệu với số lượng hơn 33kg và 1 trường hợp vận chuyển tôm có chứa tạp chất với số lượng trên 50kg. Tuy nhiên, những gì được phát hiện và xử lý chỉ là phần nổi của “tảng băng”!

  • Bột xương động vật từ nơi có dịch bò điên qua Campuchia vào Việt Nam, Bộ Nông nghiệp chỉ đạo nóng

    Bột xương động vật từ nơi có dịch bò điên qua Campuchia vào Việt Nam, Bộ Nông nghiệp chỉ đạo nóng

    Bộ NN-PTNT đã đề nghị Chủ tịch UBND 6 tỉnh: Tây Ninh, Long An, Kiên Giang, Đồng Tháp, Bình Phước, An Giang tập trung chỉ đạo, tổ chức ngăn chặn, chấm dứt việc vận chuyển trái phép sản phẩm động vật được cho có nguồn gốc từ châu Âu (nơi có dịch bò điên) qua biên giới với Campuchia.

Top