Đó là trường hợp của ông Trương Hợp Tác, Phó trưởng phòng Sử dụng đất phân bón (Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và PTNT). Ông Tác nguyên là trưởng phòng này, sau khi kỷ luật, tuy bị giáng chức nhưng vẫn ngồi ở ghế lãnh đạo; chưa hết, ông còn bị nhiều doanh nghiệp tố đã lợi dụng chức vụ để “trục lợi”.
Sai phạm hàng loạt
Ngày 24/3/2014, ông Phạm Đồng Quảng, Phó cục trưởng phụ trách Cục Trồng trọt ký Quyết định 94 “về việc kỷ luật cán bộ” (thi hành kỷ luật giáng chức) đối với ông Trương Hợp Tác. Quyết định nêu rõ:
“Sai phạm về trách nhiệm quản lý: Ông Trương Hợp Tác với trách nhiệm là Trưởng phòng Sử dụng đất, phân bón đã không hoàn thành nhiệm vụ quản lý được phân công, thiếu kiểm tra, giám sát dẫn đến các công chức thuộc phòng sử dụng đất, phân bón và các đơn vị khảo nghiệm xảy ra các tồn tại, vi phạm theo Kết luận thanh tra số 4513 của Thanh tra Bộ NN-PTNT”.
“Sai phạm liên quan trực tiếp: Ông Trương Hợp Tác ký trình lãnh đạo Cục 1/11 quyết định công nhận phân bón mới; ký trình để lãnh đạo Cục ký trình Bộ ban hành Thông tư 38/2013 với tư cách là Trưởng phòng Sử dụng đất phân bón, là phòng chịu trách nhiệm về chất lượng và nội dung văn bản theo Quy chế làm việc của Cục. Ông Trương Hợp Tác có trách nhiệm trực tiếp về 4 tồn tại sai phạm và có trách nhiệm liên quan với tư cách là trưởng phòng đối với… 42 tồn tại, sai phạm khác của các công chức, các đơn vị khảo nghiệm, Hội đồng công nhận phân bón theo Kết luận thanh tra 4513”.
Theo kết luận thanh tra 4513, ông Tác đã trực tiếp hoặc liên quan đến hàng loạt những dấu hiệu sai phạm nghiêm trọng như: “Không định kỳ tổ chức kiểm tra đối với đơn vị thực hiện khảo nghiệm phân bón trong thời gian khảo nghiệm; nội dung khảo nghiệm không đúng với giấy chứng nhận khảo nghiệm vẫn đưa vào Thông tư 38; thiếu một số tài liệu trong hồ sơ chuyển nhượng”.
Thanh tra cũng lật tẩy ông Tác trong việc liên quan đến 14 tồn tại sai phạm về trình tự, thủ tục và tuân thủ quy phạm khảo nghiệm như: Thực hiện khảo nghiệm không đủ 12 tháng; thiếu bảng phân tích độc tố đối với các sản phẩm phân bón có nguồn gốc chứa các yếu tố gây hại; thiếu báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện khảo nghiệm…
Ông Tác còn bị thanh tra chỉ ra hàng loạt những sai phạm trực tiếp hoặc liên đới như: Dùng hình thức cho phép nhập khẩu phân bón để thay đổi (bổ sung) chủ sở hữu các loại phân đã có trong danh mục; hay việc: “Đưa vào danh mục các sản phẩm phân bón tái đăng ký quá thời hạn trái với quy định”; cấp giấy chứng nhận khảo nghiệm phân bón cho cây ngắn ngày nhưng đưa vào Thông tư 38 lại chuyển thành phân cho cây dài ngày; không phát hiện các báo cáo khảo nghiệm thiếu thí nghiệm; không yêu cầu hoàn thiện, bổ sung hồ sơ vẫn trình Hội đồng đưa vào Thông tư 38 công nhận phân bón mới.
Ngoài ra, ông Tác cũng liên quan đến việc không cung cấp được cho đoàn thanh tra hồ sơ của 30/978 loại phân bón. Không cung cấp được cho thanh tra 19 bộ hồ sơ chỉ định các đơn vị khảo nghiệm (điều này khiến cho nhiều công ty tư nhân cũng được quyền làm công tác khảo nghiệm…, ít nhiều “góp phần” làm cho thị trường phân bón thêm bát nháo do doanh nghiệp “vừa đá bóng, vừa thổi còi”).
“Trục lợi”?
Mới đây, ông T.T.F, chủ một doanh nghiệp phân bón ở quận 12, TP. Hồ Chí Minh (xin giấu tên) tố cáo: Lần đó, ông Trương Hợp Tác gọi tôi tới một khách sạn ở đường Thủ Khoa Huân (quận 1) và giới thiệu cho tôi người phụ nữ tên Hàng Mỹ Linh, Công ty Việt Nông Phú ở TP. Phan Rang - Tháp Chàm (Ninh Thuận). Ông Tác giới thiệu Linh là… “bà xã” và nhờ tôi bán phân bón cho bà này. Do tin tưởng ông Tác và cả nể “bà xã của ổng” nên tôi bán phân cho bà Linh theo kiểu giao hàng trước, trả tiền sau. Từ năm 2006-2010, việc làm ăn mua bán rất thuận lợi, bà Linh mua hàng và trả tiền đầy đủ. Tuy nhiên từ năm 2011, bà Linh mua lô hàng trị giá khoảng 100 triệu đồng rồi “bặt vô âm tín”. Tôi gọi điện đòi thì ban đầu, bà Linh còn hứa hẹn, sau điện thoại tắt liên lạc luôn. Tôi liên hệ với ông Tác thì ông này phủ nhận trách nhiệm, và hứa suông là khi nào gặp bà Linh ông sẽ… nhắc.
Theo ông F., việc làm của ông Tác khiến doanh nghiệp rất bức xúc và cho rằng họ đã bị ông “trục lợi” mà không biết kêu ai.
Từ sự việc trên, dư luận đặt câu hỏi: Trong suốt quá trình làm trưởng phòng đến khi bị kỷ luật cắt chức có hay không và có bao nhiêu doanh nghiệp bị ông Tác lợi dụng chức vụ, quyền hạn để “trục lợi”?
P.V
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.