Dịch Covid -19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng lớn đến sản xuất, lưu thông hàng hoá. Vì vậy, Hà Nội đã mạnh dạn khai thông kênh bán hàng online, livetream để cung - cầu luôn bình ổn.
Nhộn nhịp thực phẩm online
Kênh bán hàng chính hiện nay của Bác Tôm là chuỗi 20 cửa hàng thực phẩm hữu cơ và OCOP ở Hà Nội, theo Giám đốc Trần Mạnh Chiến, chủ yếu bán online và qua Facebook. Đây là chuỗi cửa hàng chuyên thực phẩm sạch thuận tự nhiên đầu tiên ở Hà Nội, ra đời từ năm 2009, và giữ vững đến nay.
Hiện, các sản phẩm của Bác Tôm được người tiêu dùng tin cậy như: rau, thịt cá và trái cây. Người dân yên tâm khi mua sắm ở đây, do các sản phẩm vào Bác Tôm đều được lựa chọn kỹ lưỡng, dựa trên tiêu chí sạch thuận tự nhiên. Cây trồng - vật nuôi được hưởng nắng gió của thiên nhiên và lối sống bản năng của chúng.
Theo Bác Tôm, làm việc dịp bình thường đã khó, vào cao điểm dịch Covid – 19, càng khó khăn hơn, do phải tuân thủ các thủ tục hành chính, để đáp ứng yêu cầu chống dịch của Chính phủ. Vì vậy, Bác Tôm cũng phải hỗ trợ đăng ký luồng xanh, điều phối vận chuyển, và phải dùng thêm đội vận chuyển “tăng bo” ra điểm chốt để đón hàng.
Do dịch Covid -19, nhu cầu của khách hàng tăng lên đột biến, đội ngũ nhân sự phải tăng ca kíp, trong khi vẫn phải chấp hành quy định phòng dịch nghiêm túc. Thường xuyên tự test nhanh để kiểm tra rủi ro; trực tiếp đi test PCR khi không may tiếp xúc với F1, F2.
Hơn nữa, để giữ được khoảng cách 2m theo quy định, phải bố trí hợp lý khách vào mua hàng, thậm chí cửa hàng phải làm barie để khách đứng xa gọi món, hoặc ghi món đồ cần mua vào giấy để nhân viên chọn.
Vì vậy, nhiều khách hàng đã lựa chọn đặt hàng online trên Facebook hoặc hotline. Điều này dẫn đến việc ship đồ tăng đột biến, và tốn thời gian nhiều hơn, do phải giải trình với các chốt.
Thời gian qua, nhờ có sự hỗ trợ nhiệt tình, đắc lực của Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội trong việc giúp đỡ đăng ký thẻ xanh cho đội ngũ ship, tổ chức nhiều khóa tập huấn bán hàng online, với nhiều kiến thức thực tiễn rất bổ ích, Bác Tôm đã cung cấp thực phẩm đến tay người tiêu dùng thuận tiện, nhanh chóng hơn.
Mặt khác, Hà Nội đã tích cực giúp các nhóm kết nối Zalo và những buổi họp Zoom, để liên kết các tác nhân với nhau. Ngoài ra, từ các kênh này, Bác Tôm cũng đã tìm kiếm được nhiều nhà cung cấp tốt, không phải tốn công tìm hiểu, và đặc biệt ý nghĩa khi dịch đang diễn biến phức tạp, không được đi thực địa.
Hiện, trong thời gian giãn cách xã hội, các sản phẩm sạch, hữu cơ, OCOP chiếm phần đa số trong các kênh kết nối Zalo và Zoom, giúp thêm nguồn thực phẩm dồi dào cho Thủ đô; đảm bảo sức khoẻ cho người dân yên tâm phòng chống dịch ngay tại nhà.
Anh Bùi Văn Hậu, Giám đốc Điều hành Công ty Sói Biển Trung Thực (gồm 20 cửa hàng, ở tầng 3 Toà nhà 24 T3 Thanh Xuân Complex, số 6 Lê Văn Thiêm, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân), cho biết: “Sói Biển là chuỗi phân phối thực phẩm sạch và đặc sản vùng miền có nguồn gốc xuất xứ, gồm các loại thực phẩm tươi sống như: cá, rau, củ, quả, trái cây,... Vì vậy, Sói Biển luôn đồng hành với các đơn vị phân phối sản phẩm OCOP như: rau Thanh Xuân, bưởi Phúc Trạch, thịt heo thảo dược Bình Minh ở Bắc Giang...
Đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp như hiện nay, Hà Nội đang phải giãn cách xã hội, việc lưu thông hàng hóa gặp nhiều khó khăn. Ví như, nguồn hàng cung cấp chủ yếu ở ngoại tỉnh và ngoại thành, nên việc giao hàng đến Sói Biển phải qua nhiều chốt kiểm dịch, nên khá mất thời gian. Hoặc, một số trái cây trong miền Nam ra, cũng bị chậm hơn so trước dịch rất nhiều.
“Về phía khách hàng cũng vậy, do không được đi lại nhiều nên chuyển sang mua hàng online, livestream và giao dịch trên sàn thương mại điện tử tăng cao. Đây cũng chính là phương thức mua bán thích hợp nhất, trong thời khắc cả nước phải gồng mình chống dịch”, anh Hậu chia sẻ.
Chung tay cùng người dân
Từ khi dịch Covid -19 bùng phát, Văn phòng Điều phối XDNTM Hà Nội đã chủ động thực hiện giãn cách xã hội, dặc biệt trong việc phân phối hàng hoá, lương thực, thực phẩm cho người dân một cách an toàn nhất.
Hiện, bên cạnh các kênh bán hàng truyền thống, đã có thêm nhiều hình thức bán hàng mới như online, livestream, phù hợp với tình hình dịch Covid – 19. Liên kết với đơn vị sản xuất, kinh doanh hàng nông sản, thực phẩm an toàn, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có tem truy xuất nguồn gốc, sản phẩm OCOP, giúp người dân có nguồn thực phẩm tốt, tăng cường sức khoẻ giữa cao điểm dịch bệnh.
Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Văn Chí, Phó Chánh Văn phòng Điều phối XDNTM Hà Nội, cho biết: “Chúng tôi đã mở được 2 lớp học bán hàng trực tuyến, miễn phí cho người dân. Lớp học thứ nhất có 25 người, thời gian học 3 buổi. Lớp học thứ 2 có 30 người, thời gian học 3 buổi. Giảng viên là cán bộ Viện Nghiên cứu chuyển đổi số ASEAN.
Để giúp người dân lưu thông hàng hoá, UBND các huyện, thị xã cần tuyên truyền, vận động, hỗ trợ các đơn vị sản xuất, kinh doanh, các điểm bán hàng trên các phương tiện thông tin, đảm bảo tốt yêu cầu phòng chống dịch bệnh.
Mặt khác, cần tuyên truyền cho người dân đến các điểm bán hàng truyền thống; điểm bán hàng online, livestream qua các trang mạng như: Facebook, Store, Google, Play, Zalo, để phân phối hàng hoá một cách tốt nhất”.
----
Bài viết có sự tham gia của Văn phòng Điều phối XDNTM Hà Nội
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.