Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 25 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 13 tháng 3 năm 2020 | 14:42

Sản phẩm sơn mài OCOP An Huy chinh phục khách Mỹ

Trưởng thành từ địa phương có nghề sơn mài cổ truyền từ nhiều thế hệ nay, Công ty cổ phần Sản xuất và Dịch vụ thương mại An Huy (xã Duyên Thái, huyện Thường Tín, Hà Nội) có nhiều sản phẩm xuất khẩu sang thị trường Mỹ và châu Âu.

Đặc biệt, năm 2019, đơn vị đã vinh dự được  TP. Hà Nội trao Giấy chứng nhận phẩm sản OCOP 4 sao.

 

1.JPG
Ông Chiêu trong gian hàng trưng bày sản phẩm của công ty.

Nỗ lực đưa sản phẩm xuất khẩu

Ông Đỗ Hùng Chiêu, Giám đốc Công ty cổ phần Sản xuất và Dịch vụ thương mại An Huy, Chủ tịch Hội Sơn mài Hạ Thái, cho biết, ông sinh ra ở làng nghề sơn mài Hạ Thái, xã Duyên Thái, có tuổi đời hàng trăm năm nay. Lớn lên, đi học nghề từ năm 18 tuổi, và “sinh tử” với nghề suốt 32 năm qua. Năm 1996, bắt đầu xây dựng xưởng sản xuất và kinh doanh từ bấy đến nay.   

Tuy nhiên, buổi đầu chỉ là vẽ tranh sơn mài phục vụ khách hàng trong nước, chất liệu tranh chủ yếu là gỗ dán Cầu Đuống. Nhiều năm trở lại đây, nghề sơn mài đã phong phú, đa dạng hơn, ngoài gỗ dán trong nước, gỗ MDF (cả trong nước và nhập khẩu), công ty còn nhập  gỗ dán Đài Loan. Sản phẩm sơn mài cũng mở rộng trên nhiều chất liệu: tre, giấy ép, gốm sứ; vỏ trứng, vỏ trai; sừng trâu; bạc, vàng…

Để có một sản phẩm sơn mài hoàn hảo, không hề đơn giản, vì phải qua 9 lượt sơn/mài. Cứ sơn xong 1 lớp sơn lại mài, đến bao giờ sản phẩm bóng loáng như gương mới đạt yêu cầu. Trước tiên phải chọn cốt và tạo dáng sản phẩm (gỗ dán hoặc MDF, gốm, tre, gỗ tiện, giấy ép…); bước 2, gắn sản phẩm: làm đầy những vết lồi lõm, bờ khe…; bước 3: đánh vải, làm cho cốt chắc lại, tránh rạn nứt; bước 4: làm chắc sản phẩm, chống co ngót. Liên tục như vậy, vừa sơn, vừa mài, 9  lượt mới hoàn thành 1 sản phẩm, nguyên liệu là sơn tự nhiên, sơn hạt điều; đất phù sa sông Hồng; bột đá; mùn cưa. 

Sau phần cốt vóc, đến phần trang trí mỹ thuật, phải tuỳ từng đề tài để trang trí, sử dụng vỏ trứng, vỏ trai, vỏ ốc; sừng trâu, hay bạc, vàng…  Khi vẽ trang trí xong, được phủ sơn bóng 2 lần, và tiếp tục đánh bóng sản phẩm, đồng thời, kết thúc quy trình sản xuất và “khai sinh” tác phẩm.

Nếu như năm 1996, sản phẩm chỉ đơn thuần là tranh sơn mài, năm 2002, An Huy đã có thêm nhiều mặt hàng như: khay, hộp, bát, đĩa, bình hoa; anbum; các loại bàn ghế. Lúc này, sản phẩm đã lưu hành trong cả nước, bạn hàng ngày càng nhiều hơn. Năm 2011, đơn vị đã thành lập công ty và từng bước xuất khẩu ổn định như ngày nay.

Đồng thời, xúc tiến thương mại trong và ngoài nước nhiều hơn, sản phẩm đã có mặt ở rất nhiều hội chợ lớn của Thủ đô. Đáng ghi nhận là, tại hội chợ Hà Nội Gift Show 2015, An Huy đã kết nối được với một doanh nghiệp Mỹ và xuất khẩu hàng ngàn sản phẩm sang Mỹ từ bấy đến nay. Với 2 dòng sản phẩm chính: Hộp sơn mài gắn sừng; hộp sơn mài khảm trai. Tiêu chuẩn của những mặt hàng vào Mỹ phải được làm từ nguyên liệu có trong tự nhiên. Khi bị vỡ, hỏng, hoặc không dùng nữa, vứt bỏ, sản phẩm tự phân huỷ, không làm ảnh hưởng đến môi trường.

“Ngoài ra, mỗi năm công ty còn có hàng trăm mặt hàng, với nhiều kiểu dáng, kích cỡ khác nhau, số lượng lên đến hàng vạn sản phẩm, chủ yếu xuất khẩu sang Nhật Bản, Úc, Pháp, Tây Ban Nha, Đức, Hàn Quốc. Trong nước, có những mặt hàng được bà con ưa chuộng như khay, hộp, bát đĩa; lọ hoa; bàn ghế khảm trai. Mỗi khi có đơn hàng lớn, An Huy phải đặt hàng cho hàng trăm hộ trong làng sản xuất.  Công ty có 10 công nhân, được trả lương  5 triệu đồng/người/tháng”, ông Chiêu cho biết thêm.

Tham gia sản phẩm OCOP

Trao đổi với chúng tôi, ông Đỗ Văn Hùng, Phó chủ tịch UBND xã Duyên Thái, cho biết: “Mặc dù là hội nghề nghiệp, hoạt động tự nguyện, kinh phí tự đóng góp; các đơn hàng hợp tác với nước ngoài chưa nhiều. Song, Hội Sơn mài Hạ Thái đã động viên bà con quyết tâm gìn giữ, phát triển nghề sơn mài hàng trăm năm tuổi của quê hương.    

Đồng thời, công ty đăng ký với Sở Công Thương và các sở ban ngành về công tác truyền nghề, nâng cao tay nghề cho hội viên, nhất là kỹ năng quản trị kinh doanh; tham gia các hội chợ trong và ngoài nước, để học tập kinh nghiệm, giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm bạn hàng. Đáng ghi nhận là, năm 2019, Hội đã phối hợp với Trung tâm Khuyến công và Phát triển Công nghiệp Hà Nội tổ chức thành công chuỗi trưng bày, giới thiệu sản phẩm sơn mài tại địa phương. Đây là nỗ lực để Hạ Thái có thêm nhiều sản phẩm OCOP trong thời gian tới”.

Ông Nguyễn Văn Chí, Phó chánh Văn phòng thường trực xây dựng nông thôn mới Hà Nội, cho biết: “Ngày 13/12/2019, UBND TP. Hà Nội có quyết định phê duyệt kết quả phân hạng sản phẩm OCOP cấp thành phố (đợt 1) cho  Công ty cổ phần Sản xuất và Dịch vụ thương mại An Huy, với sản phẩm “Hộp sơn mài gắn sừng” đạt 4 sao. Kết quả phân hạng, có giá trị trong vòng 36 tháng, kể từ ngày ký quyết định”.      

Theo ông Chí, ở lần trao giải đợt 1, Hà Nội có 25 chủ thể OCOP, đạt 3 sao trở lên. Trong đó, có 2 sản phẩm có khả năng đạt 5 sao, đang đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận sản phẩm OCOP quốc gia. Có 13 sản phẩm đạt 4 sao và 11 sản phẩm đạt 3 sao. 

 

 

 

Dương An Như
Ý kiến bạn đọc
  • Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Theo vòng quay của thời gian, lại một tháng Tư nữa lại về! Tháng Tư về, nhiều khoảnh khắc thiên nhiên tươi đẹp đọng lại trong mỗi người khi mùa Xuân sắp qua đi, nhường chỗ cho mùa Hè tràn ngập ánh vàng lấp lánh của nắng, sắc trắng mong manh của hoa loa kèn có mặt ở mọi nẻo đường, nhiều góc phố Thủ đô yêu dấu.

  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

Top