Tin từ TAND tỉnh Bắc Ninh cho biết, cơ quan này vừa lên kế hoạch xét xử sơ thẩm đối tượng nhắn tin khủng bố Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh và Giám đốc Công an tỉnh này. Theo đó, phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Nguyễn Trọng Phương (37 tuổi, trú ở phường Phúc Xá, quận Ba Đình, Hà Nội) sẽ diễn ra vào ngày 9-8.
Bị cáo Phương bị truy tố về tội khủng bố, quy định tại Điều 230a-BLHS. Luật sư Giang Hồng Thanh (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) bào chữa cho bị cáo Phương. Liên quan đến vụ án này, đối tượng Trần Anh Thuận (36 tuổi, trú tại TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh) bị truy tố về tội không tố giác tội phạm, quy định tại Điều 314-BLHS. Thẩm phán Nghiêm Thị Lượng, Chánh tòa hình sự TAND tỉnh Bắc Ninh được phân công làm Chủ toạ phiên toà. Phiên tòa xét xử hai đối tượng Phương và Thuận sẽ được tiến hành công khai tại trụ sở TAND tỉnh Bắc Ninh.
Cảnh sát đường thuỷ Bắc Ninh bắt giữ một tàu khai thác cát trái phép trên sông Đuống.
Quá trình điều tra cho thấy, Phương và vợ anh ta là chủ Công ty TNHH Song Lộc (viết tắt là Công ty Song Lộc) kinh doanh vật liệu xây dựng và khai thác cát sỏi. Trước ngày vụ án xảy ra, Phương từng hợp tác làm ăn với anh Ngô Thành Sơn, Chủ tịch HĐQT Công ty Trục vớt luồng hạ lưu và Trần Anh Thuận, Phó Giám đốc Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Vận tải Khánh Nguyên (bị can trong vụ án này).
Tháng 9-2015, Công ty Song Lộc đề nghị UBND tỉnh Bắc Ninh cho phép được nạo vét thanh thải và tận thu sản phẩm trên sông Đuống, đoạn từ Km 03 đến Km 14 (thuộc xã Cao Đức đến xã Đại Lai, huyện Gia Bình) và tại xã Đào Viên (huyện Quế Võ) nhưng không được chấp thuận vì sẽ gây sạt lở bờ sông. Thời điểm này, Phương thấy công ty của anh Sơn vẫn được cấp phép hoạt động trên sông Cầu, thuộc địa phận tỉnh Bắc Giang. Nhớ lại những khúc mắc trước đây với người bạn, Phương liền nảy ra ý đồ nhắn tin đe dọa Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh và Giám đốc Công an tỉnh Bắc Ninh.
Mục đích của Phương là nếu các đồng chí lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh lo sợ thì doanh nghiệp của anh ta sẽ được cấp phép khai thác cát trên sông Đuống, nếu không thì công ty của anh Sơn sẽ bị gây khó khăn.
Thực hiện ý định trên, Phương bàn bạc và chỉ đạo Thuận mua điện thoại cùng sim rác để nhắn tin đe dọa lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh. Phương dặn Thuận, nhắn tin xong thì hủy bỏ ngay vật chứng. Ít ngày sau, Phương hỏi thì Thuận đã sai đàn em làm rồi. Nhưng thực tế, Thuận không dám thực hiện kế hoạch của Phương.
Chiều 23-1-2017, Phương lái ôtô đến huyện Văn Giang (Hưng Yên) và rủ người em họ đi chơi cùng. Trên đường đi, Phương bảo người em họ lái ôtô chở anh ta sang Bắc Ninh, đồng thời gọi cho vợ để lấy lại số điện thoại của các đồng chí lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh.
Buổi tối, tại một quán nước gần cổng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh, Phương đã dùng sim điện thoại rác nhắn liên tiếp 10 tin nhắn đe dọa tới số điện thoại của đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh. Trong hàng chục tin nhắn đe dọa đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh, Phương còn nhắc tới vụ lãnh đạo tỉnh Yên Bái bị bắn chết.
Nhắn tin xong, Phương vứt bỏ điện thoại xuống sông trở về Hà Nội. Khi dư luận xã hội liên tục ồn ào về vụ việc Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh bị đe dọa, ngày 16-3-2017, Phương nhắn tin kể lại việc mình đã làm với Thuận. Và ngày 31-3-2017, Phương bị bắt giữ. Bị truy tố về tội khủng bố, theo khoản 3, Điều 230a-BLHS, mức án mà Phương phải đối diện lên đến 7 năm tù giam.
Theo Nguyễn Hưng/Cand.com.vn
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.