Liên quan đến ngôi biệt phủ không phép nằm trên khu đất gần 5.000m2 ở khu vực hành lang phía ngoài đê biển 1 quốc gia ở Hải Phòng nhiều năm nay nhưng chưa được chính quyền địa phương xử lý. Ngày 29/12, UBND quận Dương Kinh (Hải Phòng) vừa họp bàn với các sở, ngành liên quan bàn biện pháp xử lý vụ việc đồng thời kiểm điểm các cán bộ liên quan.
Trước đó, một số cơ quan báo chí cũng đưa tin, một 'biệt phủ' nằm trong hành lang thoát lũ, thuộc đê tả sông Văn Úc - Đê Quốc gia (qua địa bàn hành chính xã Quang Trung, huyện An Lão, TP. Hải Phòng). Cạnh đó là kho tàng, bến bãi, phương tiện vận chuyển vật liệu xây dựng đang hoạt động nhộn nhịp. ngôi biệt thự 3 tầng này nằm chình ình ngay sát chân đê, được bao quanh bằng hệ thống tường rào kiên cố, với vườn cây ăn quả, cây cảnh chung quanh.
Nhiều người dân địa phương thắc mắc không hiểu vì sao khu vực thuộc hành lang an toàn đê điều, nằm phía ngoài đê, tiếp giáp với sông Lạch Tray đổ ra biển lại "mọc" lên ngôi biệt thự hoành tráng như vậy.
Nhận được phản ảnh từ báo chí và người dân , ngày 29/12, ông Lê Lương – Chủ tịch UBND quận Dương Kinh (Hải Phòng) cho biết, UBND quận vừa chủ trì, cùng với các sở, ngành liên quan của thành phố họp bàn biện pháp xử lý, theo chỉ đạo của UBND TP .Hải Phòng tại Công văn số 8780 ngày 8/12 vừa qua.
Biệt phủ xây dựng trái phép trên hành lang đê điều . ảnh (VTC.vn)
Theo đó, chiều 28/12, Chủ tịch UBND quận Dương Kinh chủ trì, cùng họp bàn với đại diện các Sở: Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Phòng, thống nhất các nội dung liên quan đến vụ ‘Biệt phủ’ xây dựng trái phép trong hành lang đê biển 1 (qua địa bàn phường Hải Thành, quận Dương Kinh). Hội nghị đi đến thống nhất, xác định công trình ‘biệt phủ’ nói trên là công trình xây dựng trái phép, vi phạm Luật Đê điều.
Trách nhiệm chính để xảy ra vi phạm trên là do UBND phường Hải Thành thời điểm 2009-2010 buông lỏng quản lý, không kiên quyết xử lý, để chủ ‘biệt phủ’ xây dựng hoàn thiện và đưa vào sử dụng, dẫn đến công trình vi phạm mà không có biện pháp xử lý dứt điểm.
Do đó, UBND quận giao UBND phường Hải Thành tổ chức kiểm điểm làm rõ trách nhiệm của những cán bộ thời điểm đó có liên quan. Ông Lê Lương cho hay.
Đồng thời, UBND quận giao UBND phường Hải Thành xác minh làm rõ nguồn gốc đất đai của chủ sử dụng đất xây dựng ‘biệt phủ’. UBND quận sẽ tiếp tục tổ chức họp bàn, tham vấn ý kiến của các ngành liên quan để có hướng xử lý tiếp theo, để đảm bảo quyền lợi của công dân và đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật. Việc này sẽ hoàn thành trong tháng 1/2018.
Theo ông Lê Lương, nếu công trình ‘biệt phủ’ vi phạm đến mức phải tháo dỡ, UBND quận sẽ tổ chức tuyên truyền, vận động để gia chủ ‘biệt phủ’ tự tháo dỡ, di dời đến nơi ở mới phù hợp.
Khi gia chủ không tự tháo dỡ, UBND quận sẽ xây dựng phương án cưỡng chế tháo dỡ, trình thành phố phê duyệt, sau đó sẽ tổ chức cưỡng chế.
Để doanh nghiệp "xẻ thịt" một quả núi, lãnh đạo xã bị kiểm điểm
Trong một diễn biến khác tại Hải Phòng, Ngày 29/12, ông Bùi Doãn Nhân - Phó chủ tịch UBND huyện Thủy Nguyên (Hải Phòng) cho biết, huyện đang chỉ đạo kiểm điểm hai lãnh đạo xã Kỳ Sơn là ông Bùi Tiến Dũng - Bí thư Đảng ủy xã và ông Bùi Văn Tuân- Chủ tịch UBND xã; dự kiến mức kỷ luật là khiển trách. Về lý do kiểm điểm, ông Nhân cho biết, trong giai đoạn 2012- 2016, lãnh đạo xã Kỳ Sơn đã để doanh nghiệp đào phá gần hết núi Trúc Bạch trên địa bàn xã.
Theo đó, năm 2012, lãnh đạo xã Kỳ Sơn lập dự án mở rộng nghĩa trang Trúc Bạch với tổng kinh phí 7 tỷ đồng và chỉ định một doanh nghiệp làm nhà thầu thi công. Đến cuối năm, dự án chưa có quyết định thu hồi đất, chưa được các cấp có thẩm quyền cấp phép khai thác, phá núi, nhưng doanh nghiệp vẫn đưa máy xúc và các xe tải lớn vào đào phá núi Trúc Bạch, lấy đất đá mang đi bán.
Hoạt động khai thác đất đá nêu trên của doanh nghiệp diễn ra trong nhiều năm, khiến núi Trúc Bạch trở thành "đại công trường" nhưng chính quyền xã Kỳ Sơn không giải quyết kịp thời.
Đến tháng 10/2014, huyện Thủy Nguyên ra công văn yêu cầu doanh nghiệp dừng hoạt động bốc xúc đất đá tại núi Trúc Bạch; Sở Tài nguyên và Môi trường cử đoàn công tác xuống kiểm tra thì núi Trúc Bạch đã bị “xẻ thịt” tan hoang.
Doanh nghiệp tạm dừng đào bới trong một thời gian rồi tái diễn, và đến cuối năm 2016 thì núi Trúc Bạch chỉ còn một vạt nhỏ ở phía Bắc.
Trả lời báo chí, ông Bùi Văn Tuân - Chủ tịch UBND xã Kỳ Sơn thừa nhận có trách nhiệm liên quan đến việc đất đá ở núi Trúc Bạch bị khai thác trái phép. “Tôi đã nhận thiếu sót với lãnh đạo Huyện và xin tự kiểm điểm”, ông nói.
Bắt quả tang doanh nghiệp xả nước thải chưa xử lý ra môi trường
Ngày 27/12, Cục Cảnh sát điều tra phòng chống tội phạm về Môi trường C49 Bộ công an vừa tiến hành bắt quả tang Công ty TNHH sản xuất bao bì, giấy Tân Kim Cương (trụ sở tại huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên) lén xả thải chưa qua xử lý ra môi trường. Tại thời điểm kiểm tra, nước thải chưa qua xử lý dẫn theo một đường ống có đường kính 11cm được lắp đặt ngầm dưới mặt đường bê tông của doanh nghiệp, sau đó chạy ra kênh tiêu của xã Tân Quang, rồi theo dòng nước chảy ra kênh Bắc Hưng Hải, đoạn chảy qua địa bàn huyện Văn Lâm. Quan sát bằng mắt thường, nước thải có màu vàng đục, sủi bọt trắng, bốc mùi khó chịu.
Trong quá trình lập biên bản, đại diện doanh nghiệp xuất trình một số giấy tờ thủ tục có liên quan đến môi trường, hồ sơ cho thấy: Công ty Tân Kim Cương được cấp phép hoạt động tại Hưng Yên từ năm 2004, trong ngành sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao. Đại diện Công an xã Tân Quang xác nhận có xảy ra trường hợp xả thải trộm ra môi trường của Công ty Tân Kim Cương như theo điều tra.
Đoạn cống xả thải được đặt ngầm dưới một lớp đất phủ cỏ, nước thải hoàn toàn chưa qua xử lý vẫn còn nguyên tạp chất. ảnh (Infonet.vn)
Đại diện Phòng cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường cho hay, sau nhiều ngày trinh sát mới phát hiện được địa điểm của Công ty sản xuất giấy tái chế Tân Kim Cương xả nước thải ra kênh tưới tiêu, gây ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và sinh hoạt của khu dân cư. Được biết, dòng sông Bắc Hưng Hải là nguồn cung cấp nước tưới tiêu cho 4 tỉnh là: Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương và Bắc Ninh.
Trước đó, háng 6/2017, Công ty TTHH Tân Kim Cương đã bị Công an tỉnh Hưng Yên xử phạt về hành vi xả thải ra môi trường với mức phạt vi phạm hành chính 65 triệu đồng do xả thải chưa qua xử lý ra môi trường với lưu lượng trên 15m3/ngày đêm.
Hiện Công an tỉnh Hưng Yên đã lập biên bản, lấy mẫu nước xét nghiệm và tiếp tục điều tra làm rõ vụ việc để xử lý nghiêm theo quy định.
P.V (Tổng Hợp)
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.