Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ hai, ngày 30 tháng 12 năm 2019 | 15:5

Sở GD&ĐT Thừa Thiên - Huế: Hiện thực hóa quyền con người trong dạy học

Sở GD&ĐT tỉnh Thừa Thiên - Huế đang từng bước hiện thực hóa Kế hoạch số 77/KH-UBND của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Đề án đưa “Nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân” trên địa bàn.

Hiến pháp năm 2013 và hệ thống pháp luật của Việt Nam đã ghi nhận quyền con người là một nội dung quan trọng. Bên cạnh đó, việc nâng cao nhận thức của người dân, cán bộ, công chức trong bộ máy Nhà nước về quyền con người được xem là cách thức hiệu quả nhất bảo đảm thực hiện quyền con người, phòng ngừa và hạn chế các vi phạm quyền con người thông qua giáo dục; hay nói cách khác, đó là tiếp cận quyền con người trong giáo dục.

Ngày 5/9/2017, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 1309/QĐ-TTg phê duyệt Đề án đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân. Đây là sự kiện quan trọng, đánh dấu bước ngoặt trong tiến trình bảo đảm và thúc đẩy quyền con người của Việt Nam nói chung và giáo dục quốc dân nói riêng.

Triển khai Quyết định số 1309/QĐ-TTg của Thủ tướng, ngày 16/4/2018, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế có Kế hoạch số 77/KH-UBND về thực hiện Đề án đưa “Nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục nghề nghiệp” đến năm 2025 trên địa bàn.

Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thừa Thiên - Huế đang từng bước đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục.
Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thừa Thiên - Huế đang từng bước đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục.

 

Kế hoạch đã xác định cụ thể mục tiêu; nội dung; nhiệm vụ, giải pháp; lộ trình thực hiện; kinh phí; tổ chức thực hiện, trong đó Sở Giáo dục và Đào tạo được giao trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và cơ quan liên quan; cụ thể hóa Kế hoạch để thực hiện cho từng năm và giai đoạn 2018 - 2025.

Đề án đưa “Nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục nghề nghiệp” trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế sẽ được tiến hành theo 02 giai đoạn: từ 2018 – 2020 và 2021 – 2025.

Trong giai đoạn từ 2018 – 2020, việc xây dựng được đội ngũ nòng cốt để triển khai đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông (tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông) và giáo dục nghề nghiệp là mục tiêu trọng tâm hàng đầu.

Thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, thực hiện chức năng, trách nhiệm theo sự phân công của UBND tỉnh, đơn vị này đã biên tập và ban hành 2.100 cuốn Sổ tay hướng dẫn bảo vệ trẻ em dành cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh của 09 phòng giáo dục và 38 trường học trực thuộc; đồng thời tổ chức Hội nghị tập huấn hướng dẫn sử dụng Sổ tay trong trường học.

Cuốn tài liệu được thực hiện dựa trên sự phối hợp giữa Sở Giáo dục và Đào tạo và sự tài trợ của Liên đoàn Bóng đã Na Uy/Dự án “Bóng đá Cộng đồng tại Việt Nam” (FFAV). Tài liệu đã đề cập đầy đủ, thiết thực nhiều nội dung xoay quanh việc bảo vệ trẻ em.

Bên cạnh đó, trong các năm 2018 và 2019, Sở Giáo dục và Đào tạo đã tiến hành tập huấn, bồi dưỡng cho hàng trăm cán bộ quản lý, giáo viên giảng dạy môn Giáo dục công dân trên địa bàn về các chuyên đề liên quan đến việc đưa quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Ông Nguyễn Tân, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thừa Thiên - Huế phát biểu tại Lễ khai giảng Lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho giáo viên về chủ đề quyền con người.
Ông Nguyễn Tân, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thừa Thiên - Huế phát biểu tại Lễ khai giảng Lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho giáo viên về chủ đề quyền con người. 

 

Các hình thức tuyên truyền về quyền con người đang được thực hiện đa dạng, thiết thực và hiệu quả. Sự phong phú trong cách thức tuyên truyền được thể hiện rõ khi Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp cùng với các cơ quan chức năng như Công an tỉnh, Sở Y tế tỉnh… để tổ chức các hội nghị tập huấn và bồi dưỡng về phòng chống tội phạm ma túy, phòng chống các tệ nạn xã hội và bạo lực học đường trong từng trường học trực thuộc.

Thêm vào đó, công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật tạo cơ sở cho việc thực hiện quyền con người đang được lồng ghép, tích hợp trong môn học giáo dục công dân, trong các buổi hoạt động ngoại khóa… đã mang lại hứng thú cho học sinh.

Thực tế này cho thấy, những mục tiêu triển khai đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục trong giai đoạn 2021 – 2025 như: phấn đấu đến năm 2025, 100% cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, giảng viên trực tiếp tham gia giảng dạy về quyền con người được tập huấn, bồi dưỡng; 100% số cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục nghề nghiệp tổ chức giáo dục quyền con người cho người học… là hoàn toàn có cơ sở.

 

 

Văn Nghĩa
Ý kiến bạn đọc
  • Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hàng ngàn người đổ về thị trấn Sông Đốc (Trần Văn Thời - Cà Mau) để xem cuộc đua vỏ lãi kỳ thú. Thị trấn ven biển này cũng là nơi 70 năm trước diễn ra sự kiện tập kết ra Bắc lịch sử.

  • Dòng chảy tri thức - Hành trình tri thức không thể thiếu vắng hình bóng “Người lái đò”

    Dòng chảy tri thức - Hành trình tri thức không thể thiếu vắng hình bóng “Người lái đò”

    Hòa cùng không khí cả nước, chào mừng 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/1982 - 20/11/2024, tri ân sự đóng góp, hy sinh của thầy, cô giáo - những “Người lái đò” thầm lặng, đưa nhiều thế hệ học trò đến với bến bờ tri thức.

  • Thắp sáng ước mơ cho các em học sinh Làng Nủ

    Thắp sáng ước mơ cho các em học sinh Làng Nủ

    Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.

Top