Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 10 tháng 6 năm 2016 | 8:25

Sở Giao thông vận tải Hà Nội: Tạo “cơ chế riêng” cho doanh nghiệp?

KTNT - Theo Hợp đồng nguyên tắc ký ngày 30/03/2016 về việc cung cấp dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt cho tuyến buýt số 72 (Bến xe Yên Nghĩa - Xuân Mai) giữa Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội và Công ty cổ phần Ô tô Vận tải Hà Tây thì nhà thầu phải triển khai cung cấp dịch vụ chậm nhất từ ngày 1/6/2016. Tuy nhiên, Sở GTVT Hà Nội đã “tạo cơ chế riêng” cho doanh nghiệp này được trúng thầu khi chưa thực hiện theo đúng hợp đồng.

>> Công ty CP dịch vụ và Vận tải Bảo Châu: Kê khai chưa đúng hay trốn thuế hơn 40 tỷ đồng?

>> Văn phòng Chính phủ yêu cầu làm rõ vụ đấu thầu tuyến xe buýt 82

>> Đề nghị Cục thuế Hà Nội kiểm tra những dấu hiệu bất thường tại Chi cục thuế Hà Đông

Tại Điều 17, của biểu mẫu hợp đồng nguyên tắc và hợp đồng nguyên tắc ký ngày 30/3/2016 thấy rõ sự ưu ái của Sở GTVT đối với Công ty cổ phần Ô tô Vận tải Hà Tây.

Đối với tuyến buýt số 72, kết quả đấu thầu đã xếp hạng và lựa chọn được nhà thầu xếp hạng 1 trúng thầu là Công ty cổ phần Ô tô Vận tải Hà Tây. Căn cứ vào nội dung yêu cầu của chủ đầu tư trong hồ sơ mời thầu phạm vi cung cấp nêu rõ: “Thời hạn triển khai cung cấp dịch vụ: trong vòng 60 ngày kể từ khi ký hợp đồng nhà thầu phải thực hiện khai thác tuyến xe buýt đã trúng thầu, nếu chậm coi như từ chối thực hiện hợp đồng và phải chịu trách nhiệm về sự chậm trễ đó”.

Trong biểu mẫu hợp đồng nguyên tắc cũng khẳng định: “Hợp đồng này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký hợp đồng, trong vòng 60 ngày kể từ ngày ký hợp đồng, bên B phải thực hiện khai thác tuyến theo các nội dung đã ký kết với bên A, nếu chậm hơn coi như đơn phương chấm dứt Hợp đồng và được giải quyết theo quy định của pháp luật”.

Tại chương III: Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu­, trong mục 3, tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật tại điểm 4, cam kết tiến độ thực hiện hợp đồng (nhà thầu phải đưa xe vào hoạt động trên tuyến sau khi ký hợp đồng) ghi rõ:

Có cam kết về tiến độ thực hiện hợp đồng phù hợp với yêu cầu về tiến độ trong hồ sơ mời thầu đạt 5 điểm. Không có cam kết hoặc có cam kết về tiến độ thực hiện hợp đồng nhưng không phù hợp với yêu cầu về tiến độ trong hồ sơ mời thầu đạt 0 điểm.

Căn cứ Hồ sơ dự thầu của Công ty cổ phần Ô tô vận tải Hà Tây thì doanh nghiệp này đã có bản cam kết tiến độ thực hiện hợp đồng (đưa xe vào hoạt động trên tuyến sau 60 ngày kể từ ngày ký hợp đồng). Cùng với yêu cầu về tiến độ cung cấp dịch vụ của chủ đầu tư trong hồ sơ mời thầu và theo hợp đồng nguyên tắc ngày 30/3/2016, thì nhà thầu phải triển khai cung cấp dịch vụ trên tuyến buýt số 72 chậm nhất từ ngày 1/6/2016.

Đến ngày 1/6/2016, Công ty cổ phần Ô tô Vận tải Hà Tây đã không triển khai cung cấp dịch vụ trên tuyến buýt số 72, ngược lại  còn có văn bản xin gia hạn đến ngày 1/7/2016. Theo các yêu cầu của Sở GTVT Hà Nội thì Công ty cổ phần Ô tô Vận tải Hà Tây đã đơn phương chấm dứt hợp đồng.

...Trung tâm Quản lý và Điều hành giao thông đô thị có văn bản gửi Giám đốc Sở GTVT xin lùi thời gian đưa vào khai thác tuyến 72 đến ngày 1/7/2016.

Tuy nhiên, Sở GTVT Hà Nội vẫn chưa chấm dứt hợp đồng đã ký với Công ty cổ phần Ô tô Vận tải Hà Tây. Ngược lại, sở này còn “tạo cơ chế riêng” cho Công ty cổ phần Ô tô Vận tải Hà Tây không bị chấm dứt hợp đồng. Cụ thể, ngày 30/5/2016, Trung tâm Quản lý và Điều hành giao thông đô thị có văn bản gửi Giám đốc Sở GTVT Hà Nội xin lùi thời gian đưa vào khai thác tuyến 72 đến ngày 1/7/2016.

Không dừng lại ở đó, trong biểu mẫu hợp đồng nguyên tắc nói rất rõ: “Trong vòng 60 ngày kể từ ngày ký hợp đồng, bên B phải thực hiện khai thác tuyến theo các nội dung đã ký kết với bên A, nếu chậm hơn coi như đơn phương chấm dứt Hợp đồng và được giải quyết theo quy định của pháp luật”. Nhưng trong hợp đồng nguyên tắc ký ngày 30/3/2016 thì Sở GTVT Hà Nội lại cắt đi phần nếu chậm hơn coi như đơn phương chấm dứt hợp đồng dẫn tới Công ty cổ phần Ô tô Vận tải Hà Tây không bị chấm dứt hợp đồng.

Đề nghị UBND TP.Hà Nội chỉ đạo Sở GTVT Hà Nội chấm dứt hợp đồng đã ký với Công ty cổ phần ô tô Vận tải Hà Tây, xem xét lựa chọn nhà thầu có năng lực để vào dự thầu. Đồng thời làm rõ việc Sở GTVT có “tạo cơ chế riêng” cho Công ty cổ phần Ô tô Vận tải Hà Tây hay không?

Hoàng Văn

 

Mọi thông tin bạn đọc khiếu nại, phản ánh, xin liên hệ Báo Kinh tế nông thôn, 57 Hàng Chuối, phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội. Đường dây nóng: 0913516232. E-mail: [email protected].

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.

  • Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.

  • Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.

Top