Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 19 tháng 4 năm 2019 | 13:41

Số phận hai dự án nghìn tỷ bỏ hoang ở Hà Tĩnh giờ ra sao?

Từng được kỳ vọng mang lại những thay đổi cho bức tranh kinh tế Hà Tĩnh, nhưng sau  thời gian hoạt động, những siêu dự án nghìn tỷ ở Hà Tĩnh bị bỏ hoang gây lãng phí và bây giờ vẫn đang đi vào... ngõ cụt.

 

Siêu dự án nuôi bò 4.500 tỷ tan hoang

Năm 2015, UBND tỉnh Hà Tĩnh chấp thuận chủ trương cho Công ty cổ phần Chăn nuôi Bình Hà (Cty Bình Hà) thực hiện Dự án nuôi bò giống và bò thịt trên diện tích hơn 2.000ha, tại hai huyện Cẩm Xuyên và Kỳ Anh. Tổng mức đầu tư của dự án là 4.223 tỷ đồng, quy mô 254.000 con bò một năm.

c.jpg
Dự án bò nghìn tỷ tan hoang.

 

Với con số “khủng” trong mục tiêu dự án được nêu ra: lợi nhuận hàng năm 1.500 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho khoảng 3.000 lao động... làm nhiều lãnh đạo, nhân dân tỉnh Hà Tĩnh tin tưởng sẽ thúc đẩy phát triển chăn nuôi của tỉnh lên  tầm cao mới.

Tuy nhiên, sau gần 4 năm thực hiện, dự án chỉ đạt quy mô gần 15.000 con bò/năm (bằng 6% quy mô dự án), đã xuất bán khoảng 43.000 con sau khi đã vỗ béo, lượng bò nhập về và thả nuôi giảm dần theo từng năm.

Trước những sai phạm nghiêm trọng của “siêu” dự án này, hàng loạt lãnh đạo BIDV cùng lãnh đạo Cty Bình Hà đã bị bắt giữ về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”. Khi các cơ quan chức năng đang “nóng” lên vì dự án đầu tư hàng nghìn tỷ đồng không đạt hiệu quả như mục tiêu đặt ra, cuối năm 2017, Cty Bình Hà âm thầm chuyển đổi một phần rất lớn diện tích trồng cỏ sang trồng 212ha chuối thương phẩm với mục tiêu xuất bán sang thị trường Trung Quốc. Thế nhưng sau hơn 1 năm chuyển đổi sang trồng chuối, toàn bộ “kỳ vọng” duy nhất trong đại dự án này chỉ còn là bãi chuối bị chặt phá ngổn ngang.

Từ bên ngoài cổng vào trang trại không có một bóng người, những ngôi nhà, công xưởng bỏ hoang nhếch nhác. Dù số lượng chuối mới thu hoạch kỳ đầu nhưng đã bị chặt bỏ ngổn ngang, tan tành, số cây chuối còn lại không được chăm sóc, cỏ dại mọc um tùm, đàn bò thả rông dẫm nát bét. Không những vậy, có hàng trăm héc ta rừng đã bị ủi trọc, không còn độ che phủ.

Đáng nói, theo người dân nơi đây, một phần diện tích trước đây thu hồi của dân để công ty trồng cỏ nhưng không hiệu quả, bỏ hoang đã bị nhiều hộ dân tự ý chiếm lại để trồng keo. Tuy nhiên, do đang trong giai đoạn đổ bể nên phía Cty Bình Hà không can thiệp.

 

c1.jpg

Nhiều công nhân Cty Bình Hà cho biết, cuộc sống của khoảng hơn 100 công nhân ở đây rơi vào cảnh túng quẫn khi công ty làm ăn thua lỗ, nợ nần chồng chất, mới đây ngân hàng tiến hành kiểm kê tài sản và niêm phong một số xe, vật dụng trong công ty. Lãnh đạo cũng không có ai xuống kiểm tra hay có bất cứ thông báo gì nên họ tự chặt chuối trong trang trại bán vớt vát chút lương.

2.000 tỷ đồng giờ còn mớ sắt vụn

Dự án Nhà máy gang thép Vạn Lợi do Công ty CP gang thép Hà Tĩnh làm chủ đầu tư (trong đó 2 cổ đông lớn nhất là Công ty TNHH Vạn Lợi - Hà Nội) với tỷ lệ góp vốn 64% và Công ty đầu tư và khoáng sản Hợp Thành - Hà Nội 34%).

Ba ngân hàng lớn vốn nhà nước có chi nhánh tại Hà Tĩnh hùn vốn đầu tư gồm: Ngân hàng Phát triển Việt Nam – VDB, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - BIDV, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam – VCB.

 

c5.jpg
Nhiều thiết bị của dự án nhà máy gang thép Vạn Lợi bị hoen gỉ, được định giá... ngang với sắt vụn.

 

Tọa lạc trên vùng đất rộng 25,8ha tại Khu Kinh tế Vũng Áng (Kỳ Anh), theo kế hoạch, Dự án khởi công vào tháng 8/2008 với công suất 250.000 tấn/năm (giai đoạn 1), sau đó nâng lên 500.000 tấn/năm. Tháng 2/2010 lắp đặt dây chuyền thiêu kết – luyện gang giai đoạn 1; tháng 7/2008 đến tháng 8/2010 lắp đặt toàn bộ thiết bị, tháng 3/2010 sản xuất thử ra phôi gang và tháng 8 ra phôi thép thương phẩm.

Những tưởng Dự án sẽ góp phần phát triển kinh tế - xã hội Hà Tĩnh nói riêng, cả nước nói chung, tạo công ăn việc làm cho khoảng 1.200 lao động địa phương nhưng từ năm 2010, Công ty đã dừng việc thi công dự án và bỏ hoang từ đó đến nay.

Theo tìm hiểu, Dự án này được triển khai theo hình thức các ngân hàng hùn vốn cho dự án với mức cho vay 85% (trên tổng mức đầu tư dự án) và chủ đầu tư chỉ có 15%. Chủ đầu tư lấy dự án ra thế chấp, nghĩa là tài sản hình thành sau khi dự án được triển khai. Điều này đồng nghĩa với việc các ngân hàng thu hồi vốn bằng cách cân đống sắt vụn để bán đấu giá, vì những tài sản này không còn là thiết bị sau khi phơi sương hơn 10 năm.

Để cứu vãn dự án gần 2.000 tỷ đồng này, cơ quan chức năng tỉnh Hà Tĩnh đã có nhiều văn bản, cuộc họp đàm phán, tháo gỡ vướng mắc, các ngân hàng nỗ lực tìm nhà đầu tư mới nhưng… bất thành.

Theo Ban Quản lý Khu kinh tế Hà Tĩnh, cuối năm 2015, Ban Quản lý KKT Hà Tĩnh đã chính thức ra quyết định chấm dứt, thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư đối với Dự án Nhà máy liên hợp gang thép Vạn Lợi. Tháng 7/2018, TAND TX. Kỳ Anh đã đứng ra phân giải khoản nợ giữa chủ đầu tư với 3 ngân hàng.

Theo đó, Tòa công nhận Công ty CP Gang thép Hà Tĩnh nợ VDB gần 1.300 tỷ đồng (nợ gốc gần 590 tỷ đồng, nợ lãi quá hạn gần 500 tỷ đồng, phạt lãi quá hạn gần 180 tỷ đồng), nợ Vietcombank  hơn 150 tỷ đồng (trong đó nợ gốc hơn 74 tỷ đồng, nợ lãi quá hạn 71 tỷ đồng, phạt lãi quá hạn hơn 5 tỷ đồng), nợ BIDV hơn 115 tỷ đồng (nợ gốc hơn 49 tỷ đồng, lãi quá hạn hơn 27 tỷ đồng, lãi phạt quá hạn hơn 38 tỷ đồng).

Sau khi Tòa án công nhận số nợ “khủng” của chủ đầu tư đối với 3 ngân hàng nói trên, chủ đầu tư không có khả năng trả nợ. Từ ngày 27/11 đến 22/12/2018, Chi cục Thi hành án dân sự thị xã Kỳ Anh phải phối hợp với các cơ quan chức năng khác tiến hành cưỡng chế, kê biên toàn bộ tài sản, công trình hiện có tại Nhà máy liên hợp Gang thép Vạn Lợi để tiến hành phát mại.

Đại diện lãnh đạo Cục Thi hành án dân sự tỉnh Hà Tĩnh cho biết, sau quá trình thẩm định giá, Chi cục Thi hành án dân sự thị xã Kỳ Anh đã tổ chức bán hồ sơ đấu thầu tài sản Nhà máy thép Vạn Lợi với giá khởi điểm hơn 108 tỷ đồng.

Vấn đề dư luận Hà Tĩnh đang đặt ra là, khi các ngân hàng mạo hiểm ký hợp đồng tín dụng, chấp nhận thế chấp tài sản sau đầu tư, vậy hàng nghìn tỷ đồng ngân sách bị thất thoát, trách nhiệm thuộc về ai?    

 

 

 

Trà Giang
Ý kiến bạn đọc
  • Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.

  • Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.

  • Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.

Top