Vừa qua, nhiều cơ quan thông tin đại chúng đưa tin, bài phản ánh về việc người dân dọc đường Trường Chinh (TP. Đà Nẵng) biến hành lang và lòng đường thành nơi tập kết nguyên vật liệu xây dựng (ảnh) gây cản trở giao thông và ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự, làm mất mỹ quan đường phố. Đây là thực trạng rất đáng lo ngại, song, tìm hiểu mới thấy việc đổ nguyên vật liệu trên đường phố là ngoài ý muốn của người dân.
Trên thực tế, gần 1.000 hộ dân thuộc hai phường Hoà Phát, Hoà An (quận Cẩm Lệ) ở dọc đường Trường Chinh nằm trong hành lang đường sắt Bắc - Nam. Đường dân chính chạy dọc theo đường sắt rất hẹp, có nơi chưa đến 2m, nơi rộng nhất 4m, song giữa đường lại có nhiều cột điện án ngữ. Chính vì thế, ở khu vực này, xe tải không thể lưu thông, chỉ có xe công nông loại nhỏ vào ra mới lọt. Oái oăm ở chỗ, quy định của nhà nước lại cấm xe công nông lưu thông trên quốc lộ nên không có phương tiện nào chở nguyên vật liệu vào ra được trên đoạn đường này. Mặt khác, dọc đường sắt có đến 52 điểm mở, song các điểm mở rộng không quá 1,5m nên chỉ có xe bò mới qua lại được. Vì vậy, để sửa chữa hoặc xây dựng nhà cửa, người dân bắt buộc phải tập kết nguyên vật liệu ở ngoài hành lang an toàn đường sắt rồi dùng xe bò, xe cải tiến vận chuyển vào. Biết làm như vậy là sai quy định nên nhiều người “tranh thủ” tập kết vào sáng sớm hoặc buổi trưa vắng vẻ. Như vậy, vấn đề đặt ra là bất cứ ai ở trong khu vực đường sắt muốn xây dựng các công trình đều phải tập kết nguyên vật liệu dọc đường.
Để chấm dứt tình trạng này, chính quyền địa phương có thể đặc cách cho một số phương tiện chở nguyên vật liệu lưu thông trên đoạn đường này. Bên cạnh đó, tích cực tuyên truyền các quy định về an toàn giao thông cho người dân, tránh tình trạng đổ vật liệu xây dựng tràn lan trên đường; quy hoạch lại hệ thống điện... Riêng đoạn đường dọc sân bay Đà Nẵng, cho người dân tập kết nguyên vật liệu tạm thời một cách nề nếp, quy củ rồi vận chuyển dần vào chứ không thể để tràn lan như hiện nay. Có như vậy, tình hình an toàn giao thông ở đây mới đi vào nề nếp.
Tú Văn
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.