Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 19 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 25 tháng 12 năm 2015 | 9:35

Sông Hinh: Tập trung nguồn lực cho phát triển sản xuất ở các xã đạt chuẩn NTM

Sông Hinh là một trong 3 huyện miền núi của tỉnh Phú Yên, với 19 dân tộc anh em sinh sống. Ngoài thị trấn Hai Riêng là bộ mặt của đô thị mới, Sông Hinh còn có 10 xã, trong đó có nhiều xã thuộc vùng sâu, vùng xa, nên quá trình xây dựng nông thôn mới (XDNTM) gặp nhiều khó khăn. Tuy vậy, với sự nỗ lực của các cấp chính quyền và nhân dân, Sông Hinh đã có 2 xã đạt chuẩn NTM là Sơn Giang và Đức Bình Tây.

Phải nói rằng, đây là 2 địa phương có nhiều ưu thế hơn các xã khác trên địa bàn, nên được huyện ưu tiên hàng đầu để chỉ đạo điểm XDNTM. Trên cơ sở thành lập các Ban chỉ đạo, Ban quản lý, Ban phát triển thôn, các xã đã lập đồ án, đề án quy hoạch và tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện từng tiêu chí.

Qua 5 năm triển khai, tổ chức thực hiện  chương trình XDNTM, Sông Hinh đã huy động hơn 159,302 tỷ đồng để tập trung đầu tư cho hai xã Sơn Giang và Đức Bình Tây.

Tại xã Sơn Giang, tổng số vốn đã huy động được là 88,19 tỷ đồng, trong đó vốn từ ngân sách nhà nước 83,6 tỷ đồng, gồm vốn chương trình XDNTM 4,252 tỷ đồng, vốn lồng ghép các chương trình, dự án khác khoảng 79,348 tỷ đồng; vốn huy động đóng góp nhân dân và các nguồn khác 4,59 tỷ đồng. Từ các nguồn vốn này, xã tập trung đầu tư bê-tông hóa khoảng 21,75km đường giao thông nông thôn; kiên cố hóa 21km kênh mương; nâng cấp trụ sở xã, đầu tư mới 3 nhà văn hóa thôn và 1 sân vận động xã; nâng cấp sửa chữa 5 nhà văn hóa thôn và 1 nhà văn hóa xã; nâng cấp sửa chữa 2 trường học và xây mới 1 điểm trường mẫu giáo, xóa 237 nhà ở tạm và hỗ trợ nhiều mô hình, dự án phát triển sản xuất...

Còn tại xã Đức Bình Tây, tổng vốn huy động được là 71,112 tỷ đồng, trong đó vốn từ ngân sách nhà nước 65,342 tỷ đồng (gồm vốn chương trình XDNTM 2,532 tỷ đồng;  vốn lồng ghép các chương trình, dự án khác khoảng 62,81 tỷ đồng); vốn huy động đóng góp nhân dân và các nguồn khác 5,77 tỷ đồng. Xã đã tập trung đầu tư bê-tông hóa 27,81km đường giao thông; kiên cố hóa 1,3km kênh mương, xây dựng mới một khu tái định cư, sửa chữa 3 nhà văn hóa thôn, buôn; xây mới 2 nhà văn hóa thôn và trung tâm văn hóa xã, đầu tư sửa chữa và nâng cấp 3 trường học và xây mới 1 điểm trường mầm non, xóa 123 nhà ở tạm và hỗ trợ nhiều mô hình, dự án phát triển sản xuất...

Ông Đặng Đình Toại, Chủ tịch UBND huyện Sông Hinh, cho biết: “Trong điều kiện vẫn là huyện nghèo, để đạt được kết quả huy động nguồn lực nêu trên, UBND huyện đã chỉ đạo làm tốt những việc trọng điểm như: Tập trung huy động và lồng ghép các nguồn vốn hỗ trợ đầu tư từ ngân sách Trung ương, của tỉnh thông qua các chương trình, dự án. Ưu tiên bố trí ngân sách cấp huyện và cùng với sự nỗ lực của địa phương trong công tác vận động nhân dân đóng góp để lồng ghép với các nguồn vốn của Trung ương, của tỉnh để đầu tư có trọng tâm, trọng điểm và kịp thời đảm bảo hoàn thành các tiêu chí theo kế hoạch đề ra”.

Bên cạnh đó, UBND huyện đã sử dụng nguồn ngân sách huyện để thực hiện hỗ trợ trực tiếp đối với các chương trình, dự án phát triển sản xuất cho 2 xã Sơn Giang và Đức Bình Tây mang lại kết quả thiết thực.

Chỉ đạo các cơ quan, ban ngành của huyện xây dựng kế hoạch thực hiện, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các công trình đầu tư xây dựng cơ bản cho 2 xã. Trên cơ sở đó, đề xuất kinh phí và các giải pháp thực hiện sao cho vừa tiết kiệm mà hiệu quả, nhưng vẫn đảm bảo đạt chuẩn các tiêu chí theo quy định.

Giai đoạn 2015-2020, bên cạnh tiếp tục chỉ đạo giữ vững và phát huy ưu thế các tiêu chí tại hai xã đã đạt chuẩn, Sông Hinh tập trung đầu tư cho 8 xã còn lại, phấn đấu các xã Đức Bình Đông, Ealy, Eaba và Sông Hinh đạt chuẩn giai đoạn 2015-2020, trong đó Ealy đạt chuẩn năm 2016; các xã Eaba, Ea Lâm, Eabia và Ea Trôn đạt 15 tiêu chí trở lên.

PV.

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

  • Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Năm 2023 để lại nhiều dấu ấn trong cả sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản, nhất là đối với hai mặt hàng lúa gạo và rau quả.

Top