Không chỉ dùng xà lan dìm ống đâm sâu xuống đáy, “cát tặc” trên sông La Ngà, đoạn qua xã La Ngâu (Tánh Linh - Bình Thuận) còn sử dụng cả xe đào, xe múc “gặm” sạt đất bờ sông, ruộng rẫy của dân để tận thu cát. Điều đáng nói là, hoạt động này diễn ra công khai trong thời gian dài nhưng chính quyền và các ngành chức năng địa phương vẫn “im hơi lặng tiếng”...
Dân kêu trời vì “ông xe chở cát”
Trên sông La Ngà, đoạn qua huyện Tánh Linh, dù địa phương đã có lệnh cấm nhưng tình trạng khai thác cát vẫn diễn ra một cách ngang nhiên. Điểm khai thác cát trái phép này nằm trên đoạn sông chạy qua xã La Ngâu. Bọn “cát tặc” không chỉ hút cát vận chuyển trên đường sông mà sử dụng cả xe múc và vận chuyển bằng xe ben loại lớn chạy “ào ào” trên quốc lộ khiến người dân khiếp vía.
Cận cảnh bãi tập kết cát rộng hơn 1.000m2 cạnh Quốc lộ 55.
Chiều 8/8, có mặt tại Quốc lộ 55 đoạn qua huyện Tánh Linh, chúng tôi thấy hàng chục xe tải chở cát chạy bạt mạng trên đường với tốc độ rất nhanh. Người dân cho biết, đây là những xe chở cát hoạt động cả ngày đêm, tài xế phải chạy nhanh để kịp chuyến nên sẵn sàng đạp ga, tăng tốc, khiến người dân sống ven quốc lộ vô cùng khiếp sợ. Chỉ theo một xe tải đang chở đầy cát phóng như bay trên đường, ông Nguyễn Văn T. (xã La Ngâu) cho biết: “Tài xế chạy như bị ma đuổi, người lớn ra đường còn sợ huống hồ trẻ em. Để đảm bảo an toàn cho con cháu trong nhà, chúng tôi không dám cho chúng ra đường. Bọn nó thấy đường vắng nên cứ chạy thả ga nhưng không thấy ai chặn bắt”.
Cát tặc trên bè chở máy bơm hút cát.
Chúng tôi bám theo một xe tải BKS 86H-352… đang lưu thông rất nhanh theo hướng cầu Tà Pao (huyện Tánh Linh) đi Bảo Lộc (Lâm Đồng), phần thùng xe đã giăng kín bạt. Đến địa điểm bản 3, xã La Ngâu, chiếc xe tải nhanh chóng “bo cua” rẽ xuống con đường đất rộng chừng 5m chạy sâu vào bên dưới, cùng lúc này một xe tải khác BKS 86H-47... trên thùng chứa đầy cát, ì ạch chạy từ đường đất phóng lên Quốc lộ 55 rồi tăng tốc theo hướng cầu Tà Pao thẳng tiến.
Cát tặc hút cát trên bè, bơm cát cho đối tượng trên bờ.
Tiếp tục bám theo chiếc xe trên đến địa điểm bản 3, xã La Ngâu, chiếc xe tải nhanh chóng “bo cua” rẽ xuống con đường đất rộng chừng 5m chạy sâu vào bên dưới, cùng lúc này một xe tải khác BKS 86H-47... trên thùng chứa đầy cát, ì ạch chạy từ đường đất phóng lên Quốc lộ 55 rồi tăng tốc theo hướng cầu Tà Pao thẳng tiến.
Cát tặc đưa sâu ống hút xuống lòng sông.
Men theo con đường đất đỏ cách Quốc lộ 55 chừng 300m, chúng tôi thấy một bãi cát rộng hơn 1.000m2 chứa hàng ngàn khối cát, lúc này một tài xế đang điều khiển máy xúc múc cát vào hơn 10 chiếc xe tải đang chờ sẵn. Theo ghi nhận của chúng tôi, tất cả xe tải này đều mang BKS 86 và trên đầu xe có dòng chữ Tạo Lập và Công ty Xây dựng VINA... Ngoài ra, còn một số xe tải khác chở cát từ ven sông La Ngà đến đổ cát tại bãi tập kết trên, tất cả đều hoạt động náo nhiệt như chốn không người.
Khai thác cát lậu như công trường
Trong vai nông dân đi trồng bắp, chúng tôi men theo con đường đất dẫn vào bãi tập kết cát. Tại đây, ghi nhận cứ khoảng 5 phút lại có một xe ben chở cát rời điểm tập kết. Tiếp tục tiến sâu vào bên trong “công trường” hút cát lậu, con đường đất đã được các “chủ” cát cho người dùng phương tiện cải tạo một cách bài bản, thích hợp cho nhiều ô tô tải cùng vận chuyển cát. Con đường này đi xuyên qua nhiều ruộng bắp của người dân đến tụ điểm hút cát.
Bên trong “công trường” hút cát, một xe cẩu đang múc cát cho xe tải để đưa ra ngoài.
Cách lán trại của một số đối tượng hút cát chừng 100m, chúng tôi thấy một bãi tập kết cát khác có diện tích lớn hơn bãi cát cạnh Quốc lộ 55. Tại đây, nhiều ống bơm to đang được buộc kỹ để phun cát từ dưới sông lên, cạnh đó một xe xúc khác đang thực hiện việc cào cát thành bãi to rồi cho lên xe tải BKS 86H-40… để xe này vận chuyển cát ra ngoài. Để tránh cát tràn lại xuống sông, một số đối tượng đã dùng máy xúc múc cát tạo bờ bao dài gần 100m, bên dưới 2 máy bơm hút cát loại lớn đang được buộc chặt trên hai bè nổi. Trên mỗi bè, nhiều thanh niên thay nhau sục, hút cát xung quanh khu vực từ bờ sông ra đến giữa rồi di chuyển ra xung quanh. Một số thanh niên khác đứng trên bờ thay nhau đưa ống bơm ra ngoài cho máy bơm di chuyển, số còn lại giữ vòi bơm để cát được phun lên bãi.
Cận cảnh “công trường” hút cát của cát tặc, bên trong là xe múc xúc đang gom cát cho lên xe tải.
Khoảng 30 phút sau, một xà lan loại nhỏ di chuyển đến khu hút cát và kéo theo một máy bơm loại lớn để cùng nhau thực hiện việc hút cát, chỉ sau nửa giờ, nhiều khối cát đã được hút lên chờ vận chuyển đi bán.
Xe ben chở cát ra bãi tập kết.
Thấy chúng tôi đứng nhìn, hai thanh niên chồm dậy lao đến hỏi: “Có gì nhìn mà nhìn hoài vậy mày? Biến!”. Một đối tượng khác tiếp lời: “Thôi, không có gì đâu, bọn này nông dân đó, nhìn cái mặt là biết, với lại khu này ông chủ “bao” cả rồi...”.
Cận cảnh xe máy xúc đang cho cát lên xe tải để mang đi tiêu thụ (bãi tập kết cạnh Quốc lộ 55).
Dời khu tập kết cát, chúng tôi còn thấy thêm nhiều xe tải đến lấy cát, còn các đối tượng hút trộm cát thì thay nhau sục ống đục khoét lòng sông...
Báo Kinh tế nông thôn sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc này.
Nhóm PV điều tra
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.