Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ tư, ngày 27 tháng 11 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 9 tháng 11 năm 2019 | 13:46

Sự kiện 24/7: Nổ đầu đạn ở Kon Tum, 9 người nhập viện

Tối 8/11, ông A Nang - Chủ tịch UBND xã Đăk Nhoong, huyện Đăk Glei (Kon Tum) cho biết, tại địa phương vừa xảy ra vụ nổ đầu đạn làm 9 người bị thương.

nan-nhan.jpg

Nạn nhân vụ nổ đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum.

 

Thông tin ban đầu, khoảng 9h cùng ngày, tại gia đình vợ chồng anh A Hoàn và chị Y Thim (18 tuổi, ngụ tại làng Đăk Nớ, xã Đăk Nhoong) phát ra tiếng nổ lớn khiến nhiều người bị thương. 

Nạn nhân trong vụ nổ đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum cho biết, ngày 7/11 gia đình A Hoàn và chị Y Thim tổ chức lễ thôi nôi cho con gái là cháu Y Thu Hà (1 tuổi). Sáng 8/11, rất nhiều phụ nữ trong gia đình tổ chức dọn dẹp, rửa chén bát… do trời mưa lạnh, nên nhóm lửa cho ấm.

Khi lửa đang cháy bỗng phát ra tiếng nổ lớn, khiến nhiều người bị thương. Nạn nhân bị nặng nhất là cháu gái Y Thị Trâm (10 tháng tuổi, con chị Y Thước - 33 tuổi) bị thương nặng ở phần đầu, miệng, mắt… đang được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Kon Tum mổ cấp cứu bị dập não và lấy máu tụ.

Ngoài mẹ con chị Y Thước, còn nhiều người bị trọng thương gồm: Y Hội (28 tuổi), Y Thim (18 tuổi), Y Thu Hà, Y Hoài (19 tuổi), Y Lệ Như (2 tuổi), tất cả đều trú tại làng Đăk Nớ, xã Đăk Nhoong.

Ông Hoàng Trung Thông, Chủ tịch UBND huyện Đăk Glei, xác nhận, quả đạn nổ là loại đạn pháo 105mm sót lại sau chiến tranh. Ngay sau khi nắm bắt vụ việc, UBND huyện Đăk Glei đã tích cực hỗ trợ các gia đình vận chuyển người bị thương ra Trung tâm y tế huyện cấp cứu.

Sau khi vụ nổ xảy ra, những người gặp nạn được đưa đi cấp cứu tại Trung tâm Y tế Đăk Glei và trường hợp bị nặng được chuyển về Bệnh viện Đa khoa Kon Tum.

Bộ Công an công bố danh tính 39 nạn nhân thiệt mạng tại Anh

 

nhap-cu.jpg

Sau khi xác định danh tính các nạn nhân, các cơ quan chức năng của Việt Nam đã liên hệ với từng gia đình nạn nhân để thông báo một số thông tin liên quan đối với những nạn nhân này.

Danh tính 39 nạn nhân:

  1. Đinh Đình Bình; quê quán: Hải Phòng
  2. Võ Nhân Du; quê quán: Hà Tĩnh
  3. Cao Tiến Dũng; quê quán: Nghệ An
  4. Nguyễn Tiến Dũng; quê quán: Quảng Bình
  5. Lê Văn Hà; quê quán: Nghệ An
  6. Nguyễn Ngọc Hà; quê quán: Quảng Bình
  7. Nguyễn Văn Hiệp; quê quán: Nghệ An
  8. Trần Ngọc Hiếu; quê quán: Hải Dương
  9. Hoàng Văn Hợi; quê quán: Nghệ An
  10. Nguyễn Bá Vũ Hùng; quê quán: Thừa Thiên - Huế
  11. Trần Mạnh Hùng; quê quán: Hà Tĩnh
  12. Nguyễn Huy Hùng; quê quán: Hà Tĩnh
  13. Nguyễn Văn Hùng; quê quán: Nghệ An
  14. Võ Văn Linh; quê quán: Hà Tĩnh
  15. Trần Hải Lộc; quê quán: Nghệ An
  16. Nguyễn Đình Lượng; quê quán: Hà Tĩnh
  17. Phạm Thị Trà My; quê quán: Hà Tĩnh
  18. Võ Ngọc Nam; quê quán: Nghệ An
  19. Trần Thị Ngọc; quê quán: Nghệ An
  20. Nguyễn Văn Nhân; quê quán: Hà Tĩnh
  21. Bùi Thị Nhung; quê quán: Nghệ An
  22. Trần Thị Mai Nhung; quê quán: Nghệ An
  23. Phạm Thị Ngọc Oanh; quê quán: Nghệ An
  24. Nguyễn Huy Phong; quê quán: Hà Tĩnh
  25. Nguyễn Minh Quang; quê quán: Nghệ An
  26. Đinh Đình Thái Quyền; quê quán: Hải Phòng
  27. Nguyễn Trọng Thái; quê quán: Nghệ An
  28. Bùi Phan Thắng; quê quán: Hà Tĩnh
  29. Phan Thị Thanh; quê quán: Hải Phòng
  30. Cao Huy Thành; quê quán: Nghệ An
  31. Lê Ngọc Thành; quê quán: Nghệ An
  32. Trần Thị Thơ; quê quán: Nghệ An
  33. Trần Khánh Thọ; quê quán: Hà Tĩnh
  34. Hoàng Văn Tiếp; quê quán: Nghệ An
  35. Nguyễn Đình Tứ; quê quán: Nghệ An
  36. Nguyễn Thọ Tuân; quê quán: Nghệ An
  37. Dương Minh Tuấn; quê quán: Quảng Bình
  38. Đặng Hữu Tuyên; quê quán: Nghệ An
  39. Nguyễn Thị Vân; quê quán: Nghệ An.

Trong bài phát biểu trước khi trả lời chất vấn trước Quốc hội ngày 8/11, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ lòng tiếc thương tới những công dân Việt Nam thiệt mạng trong thảm kịch vừa xảy ra tại Anh và xin chia buồn với gia quyến các nạn nhân. 

“Chúng ta không được để thảm kịch đó tái diễn!", Thủ tướng nhấn mạnh.

6.600 tỷ đồng làm đường liên vùng 4 kết nối Đồng Nai và TPHCM

Đường liên vùng 4 sẽ kết nối từ đường Vành đai 3 (đoạn qua Quận 9, TPHCM) đến Quốc lộ 51 (huyện Long Thành, Đồng Nai), thông ra ngã tư Dầu Giây-Long Thành, Quốc lộ 1 và đường liên tỉnh 769.

UBND tỉnh Đồng Nai vừa có buổi làm việc với các sở, ngành và địa phương để bàn về công tác nghiên cứu, duyệt quy hoạch dự án xây dựng tuyến đường liên vùng 4.

 

anh-minh-hoa.jpg

Theo đó, đường liên vùng 4 sẽ kết nối từ TPHCM với Đồng Nai, có tổng mức đầu tư dự kiến hơn 6.600 tỷ đồng. Dự kiến ban đầu tuyến đường dài khoảng 45 km và có chiều rộng mặt đường 40 m. Trên địa phận Đồng Nai, tuyến đường sẽ đi qua TP. Biên Hòa và huyện Long Thành.

Đường liên vùng 4 khi hoàn thành sẽ giải quyết nhu cầu giao thông từ Đồng Nai đi TPHCM và phục vụ cho Cảng Hàng không quốc tế Long Thành trong tương lai.

Trước tình hình trên, Sở GTVT Đồng Nai sẽ sớm làm việc với các đơn vị liên quan để khảo sát, định vị cụ thể hướng tuyến. Sau khi hoàn thành hồ sơ, UBND tỉnh Đồng Nai và TPHCM sẽ làm việc để thống nhất cách thức thực hiện, thời gian và hình thức đầu tư… trước khi trình Bộ GTVT phê duyệt.

Tổng cục Môi trường: Ô nhiễm bụi ở Hà Nội tăng dần những ngày qua

Trong tuần đầu tháng 11, chất lượng không khí tại Hà Nội đang có xu hướng đi xuống, nồng độ bụi PM2.5 tăng dần qua các ngày.

 

o-nhiem.jpg

Theo Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường, trong tuần đầu tháng 11, chất lượng không khí tại Hà Nội đang có xu hướng đi xuống, nồng độ bụi PM2.5 tăng dần qua các ngày.

Từ ngày 1-4/11, nồng độ bụi PM2.5 về cơ bản vẫn đạt Quy chuẩn Việt Nam QCVN 05:2013/BTNMT.

Tuy nhiên, đến các ngày 5-6/11, nồng độ bụi PM2.5 đã vượt QCVN tại hầu hết các trạm. Đối với các thông số NO2, CO, SO2, O3 nồng độ vẫn nằm trong giới hạn cho phép của QCVN.

Kết quả tính toán chỉ số AQI ngày tại các trạm trong thời gian từ 1-6/11 cho thấy, từ ngày 1-4/11 chất lượng không khí chủ yếu ở mức trung bình (51-100).

Trong ngày 5-6/11, chất lượng không khí tại hầu hết các trạm ở mức kém (101-200), riêng tại trạm Minh Khai (quận Bắc Từ Liêm) trong ngày 6/11, chất lượng không khí đã ở mức xấu (201-300).

Từ ngày 5-7/11, nồng độ bụi PM2.5 tăng cao vào khoảng thời gian từ nửa đêm đến sáng sớm (0 giờ đến 8 giờ). Trong 2 ngày 6 và 7/11 ghi nhận nồng độ bụi PM2.5 cao nhất vào lúc 6 giờ sáng.

Trong khoảng thời gian ghi nhận giá trị PM2.5 tăng cao, AQI giờ cũng ở mức kém (AQI>100), thậm chí có những giờ lên đến mức xấu (AQI>200).

Đặc biệt, trong buổi sáng liên tiếp các ngày từ 5-7/11, giá trị AQI giờ tại một số trạm đã vượt giá trị 200, ở mức xấu.

Tuy nhiên, AQI giờ ở mức xấu chỉ có tại 1 số vị trí và có tính thời điểm, ở các trạm Phạm Văn Đồng, Hàng Đậu, Minh Khai, Sứ quán Mỹ và 556 Nguyễn Văn Cừ, tập trung vào khung giờ 0 giờ-6 giờ. Số trạm và số giờ có AQI ở mức xấu cũng có xu hướng tăng từ ngày 5-7/11.

Khoảng thời gian ghi nhận có nồng độ PM2.5 tăng cao vào lúc nửa đêm và đầu giờ sáng, do đó là các khoảng thời gian lặng gió và hiện tượng nghịch nhiệt dễ xảy ra.

Bắt đầu từ buổi sáng, ánh nắng mặt trời đốt nóng lớp không khí sát mặt đất, các chất ô nhiễm trong không khí được phát tán, chất lượng không khí sẽ được cải thiện.

Vào buổi tối nhiệt độ của lớp không khí sát mặt đất giảm nhanh hơn các lớp không khí phía trên do quá trình bức xạ hồng ngoại, dẫn đến hiện tượng nghịch nhiệt.

Tổng cục Môi trường nhận định, những ngày tới, theo thông tin dự báo thời tiết, Hà Nội đang trong giai đoạn hanh khô, tốc độ gió thấp, ban ngày có nắng, tạo các điều kiện dễ xảy ra hiện tượng nghịch nhiệt.

Vì vậy, các chất ô nhiễm trong không khí, trong đó có bụi PM2.5 không thể phát tán lên cao và đi xa.

Chất lượng không khí có thể vẫn duy trì ở mức kém, đặc biệt là khoảng thời gian ban đêm và đầu giờ sáng. Người dân nên hạn chế tập thể dục ngoài trời vào buổi sáng, hạn chế mở cửa sổ và nên sử dụng khẩu trang chống bụi khi ra đường.

 

 

 

V.N (tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Thách thức và giải pháp phát triển nông nghiệp thông minh và bền vững

    Thách thức và giải pháp phát triển nông nghiệp thông minh và bền vững

    Các lĩnh vực của ngành nông nghiệp (NN) đang đẩy mạnh chuyển đổi số, tuy nhiên, quá trình số hóa đang gặp nhiều khó khăn, thách thức. Tỷ lệ nông dân có khả năng tiếp cận và áp dụng các ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất (SX) vẫn còn rất hạn chế. Nhiều doanh nghiệp và hộ SX nhỏ chưa có đủ nguồn lực tài chính để đầu tư vào các hệ thống NN thông minh. Điều này tạo ra rào cản trong việc ứng dụng công nghệ số vào SX NN.

  • Hà Tĩnh: Gần 100 ha cây trồng được cấp chứng nhận hữu cơ

    Hà Tĩnh: Gần 100 ha cây trồng được cấp chứng nhận hữu cơ

    Hà Tĩnh có gần 100 ha cây trồng được cấp chứng nhận hữu cơ còn hiệu lực với các sản phẩm thế mạnh như: lúa, bưởi, cam,… góp phần tạo ra những giá trị mới trong sản xuất.

  • Quảng Ngãi nỗ lực chuyển đổi số ngành Nông nghiệp

    Quảng Ngãi nỗ lực chuyển đổi số ngành Nông nghiệp

    “Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, biến đổi khí hậu, dịch bệnh thì chuyển đổi số, số hóa trong ngành Nông nghiệp là xu hướng tất yếu, là “chìa khóa” cho phát triển bền vững ngành Nông nghiệp tỉnh nhà” – Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Quảng Ngãi Trần Thanh Trường nhấn mạnh.

Top