Hà Tĩnh có gần 100 ha cây trồng được cấp chứng nhận hữu cơ còn hiệu lực với các sản phẩm thế mạnh như: lúa, bưởi, cam,… góp phần tạo ra những giá trị mới trong sản xuất.
Những năm gần đây, tại Hà Tĩnh, sản xuất nông nghiệp hữu cơ đã bắt đầu được nhiều nông dân, doanh nghiệp, HTX quan tâm, đưa vào áp dụng trong thực tiễn, tạo ra thay đổi trong tư duy sản xuất, chuyển biến trong phát triển sản xuất. Theo số liệu từ Sở NN&PTNT tỉnh Hà Tĩnh, toàn tỉnh có gần 100 ha cây trồng được cấp chứng nhận hữu cơ còn hiệu lực. Trong đó, cây lúa 11 ha; rau các loại 4,3ha; cam 38,5 ha; bưởi 6,7 ha; vườn cây ăn quả hỗn hợp 29,3 ha; cây hồng 3,72 ha;…
Ngoài ra, các địa phương như huyện Cẩm Xuyên, Thạch Hà, TP Hà Tĩnh,... cũng đang tập trung phát triển sản xuất theo hướng hữu cơ với gần 300 ha cây trồng các loại.
Cẩm Xuyên là huyện đầu tiên trên địa bàn Hà Tĩnh có sản phẩm lúa, gạo được cấp chứng nhận theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 11041-2:2017 về trồng trọt hữu cơ.
Qua đánh giá từ thực tiễn, nông nghiệp hữu cơ không sử dụng các loại hóa chất bảo vệ thực vật, phân hóa học, chất kích thích tăng trưởng, sản phẩm đột biến gen/biến đổi gen. Nguồn nguyên liệu để phục vụ sản xuất cũng phải là hữu cơ như: phân chuồng đã ủ hoai, phân vi sinh phân xanh và áp dụng các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp trong quá trình canh tác…
Nhờ đó, góp phần phục hồi và cải thiện sức khỏe của đất, giảm phát thải và tác động của hóa chất độc hại, đảm bảo sức khỏe cho con người, bảo vệ môi trường. So với sản xuất truyền thống, việc canh tác theo những quy trình nghiêm ngặt đã tạo ra những sản phẩm sạch, có chất lượng cao, góp phần định vị và nâng cao thương hiệu cho các sản phẩm chủ lực của nông nghiệp Hà Tĩnh như lúa, cam, bưởi,...
Mô hình "Thâm canh vườn bưởi Phúc Trạch đạt tiêu chuẩn hữu cơ" tại xã Hương Trạch, huyện Hương Khê.
Để tiếp thêm động lực, tạo sức lan tỏa phong trào sản xuất nông nghiệp hữu cơ, góp phần thúc đẩy tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị, bền vững, tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành đề án "Phát triển nông nghiệp hữu cơ và theo hướng hữu cơ tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2024 - 2030".
Đề án đưa ra các nhóm nhiệm vụ quan trọng cần tập trung thực hiện trong thời gian tới như: lựa chọn vùng, đối tượng để chuyển đổi sang sản xuất nông nghiệp hữu cơ, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa; xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ theo chuỗi giá trị làm nơi tham quan, học tập kinh nghiệm để nhân ra diện rộng; đào tạo, tập huấn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực sản xuất nông nghiệp hữu cơ; hình thành hệ thống cung ứng vật tư đầu vào và dịch vụ cho sản xuất nông nghiệp hữu cơ; xây dựng hệ thống kiểm soát chứng nhận nông nghiệp hữu cơ; chế biến sản phẩm, xây dựng thương hiệu và xúc tiến thương mại tiêu thụ sản phẩm.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Vùng cao Văn Bàn (Lào Cai), nơi những mái nhà tạm bợ từng là vết tích của cuộc sống nghèo khó, giờ đây đang bừng lên sức sống mới. Với tinh thần đoàn kết và quyết tâm cao, cả hệ thống chính trị, toàn quân dân đang chung sức, nỗ lực không ngừng nghỉ trong hành trình xóa bỏ những ngôi nhà tạm, dột nát, thay thế bằng những ngôi nhà vững chãi, kiên cố.
Sau 5 năm triển khai, Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đã đạt những kết quả ban đầu rất quan trọng, tạo nên động lực mới trong trong phát triển kinh tế nông thôn, góp phần xây dựng thành công Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Trong quá trình thực hiện, xuất hiện nhiều cách làm sáng tạo để sản phẩm OCOP Quảng Ngãi vươn xa…