“Tôi băn khoăn, cần định hình xem khi nào Quốc hội sửa Luật Đất đai chứ không phải nói thời điểm thích hợp” – đại biểu Quốc hội nêu ý kiến.
Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quyết định đưa ra khỏi chương trình năm 2020 dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai để Chính phủ tiếp tục chỉ đạo việc nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, đề xuất nội dung sửa đổi trong Luật Đất đai, khắc phục các vướng mắc, bất cập, bảo đảm thể chế hóa kịp thời Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII cũng như các nghị quyết, kết luận khác của Trung ương, Bộ Chính trị và khẩn trương xây dựng dự án Luật bảo đảm chất lượng.
Đây là một trong những nội dung được đại biểu Quốc hội đặc biệt quan tâm trong phiên thảo luận sáng 22/5, tại Kỳ họp thứ 9.
Chờ hết năm 2021 thì quá lâu!
Đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm đặt vấn đề: “Nếu nói luật không vướng thì vì sao trước đây Quốc hội bấm nút thông qua Chương trình xây dựng luật, trong đó có sửa Luật Đất đai? Phải chăng việc đưa sửa luật này vào chương trình là không cần thiết, thiếu chính xác? Nói như vậy nghe khó hiểu!”.
Nữ đại biểu khẳng định, bà đồng ý rút dự án luật này chỉ vì sự chuẩn bị chưa đảm bảo để trình Quốc hội chứ không phải không cần thiết sửa luật.
Đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm |
Cũng theo bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, quy hoạch, xây dựng và đất đai là những dự án luật cần đồng bộ với nhau để tránh chồng chéo. Trong khi đó Luật Quy hoạch đã được sửa, Luật Xây dựng đang được Quốc hội xem xét tại kỳ họp này thì việc đặt vấn đề sửa Luật đất đai cần triển khai sớm để tránh bất cập trên thực tế.
“Người dân sẵn sàng ủng hộ quy hoạch của chính quyền, ủng hộ thu hồi đất nhưng khi thực hiện có vấn đề. Chúng ta cần thấy độ vênh của luật so với thực tiễn, giữa quản lý Nhà nước với quyền, lợi ích hợp pháp của người dân, tổ chức”- nữ đại biểu nhấn mạnh.
Cho rằng quy hoạch là cần thiết nhưng nhiều quy hoạch như dự án treo với người dân và liên quan cả luật Đất đai, bà Quyết Tâm dẫn ví dụ Luật Xây dựng cho cấp phép xây dựng có thời hạn, nhưng khi thu hồi có được đền bù vật kiến trúc, tài sản trên đất hay không thì lại liên quan Luật Đất đai.
“Tôi băn khoăn, cần định hình xem khi nào Quốc hội sửa Luật Đất đai chứ không phải nói thời điểm thích hợp. Khi nào là thích hợp thì cần đặt ra yêu cầu với Chính phủ để có sự tập trung” – bà Nguyễn Thị Quyết Tâm nêu quan điểm và cho rằng, cần nhìn nhận có trách nhiệm, trước đây bấm nút thông qua chương trình thì giờ bấm nút đưa ra khỏi chương trình cũng phải có lý lẽ thuyết phục.
Còn theo đại biểu Trần Hoàng Ngân (đoàn TPHCM), ngày 14/6/2019, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết 82 yêu cầu hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách pháp luật về quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị.
“Tôi rất đồng tình với nhiều đại biểu rằng làm sao sớm hoàn chỉnh Luật Đất đai. Nếu chờ hết năm 2021 thì quá lâu, nên tôi nghĩ Quốc hội có thể ban hành Nghị quyết để điều chỉnh ngay những vướng mắc. Bởi trong triển khai cũng có khó khăn, khiếu kiện của dân cũng vướng; từ giải phóng mặt bằng đến sửa chữa nhà cũng liên quan. Do đó sớm có quy định hoặc nghị quyết điều chỉnh ngay bức xúc” – vị đại biểu đoàn TPHCM đề nghị.
Chính phủ cũng đã “nâng lên đặt xuống”
Bấm nút đăng ký phát biểu để cung cấp thêm một số thông tin, đại biểu Nguyễn Minh Sơn - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội bày tỏ đồng tình với đề xuất rút dự án sửa Luật Đất đai. Bởi theo ông, Luật Đất đai năm 2013 được ban hành sau khi tổng kết, thông qua tại 3 kỳ họp, làm hết sức cẩn thận, chặt chẽ nên muốn sửa cũng phải xem xét cẩn trọng.
“Đề nghị nên để rút và nhiệm kỳ sau giao Chính phủ tổng kết toàn diện, kết hợp Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc khoá XIII, lúc đó sửa toàn diện dự án luật này” – ông Nguyễn Minh Sơn nêu quan điểm.
Đại biểu này cũng cho biết, theo chức năng, nhiệm vụ được phân công, Uỷ ban Kinh tế có theo dõi và thấy rằng, nhiều nội dung không phải vướng từ luật mà từ triển khai thực hiện. Do đó phải rà soát, phân định rõ cái nào vướng trong luật và cái nào trong thực tế để xử lý.
“Xin báo cáo thêm hiện Bộ Chính trị có Kết luận 36 về một số nội dung cần xử lý trong dự án Luật Đất đai như tập trung tích tụ ruộng đất để sản xuất hàng hoá. Đề nghị Chính phủ giao bộ ngành liên quan triển khai kết luận này” – ông Nguyễn Minh Sơn nhấn mạnh.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long. Ảnh: Quốc hội |
Giải trình về nội dung được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho rằng, đây là một luật hết sức khó, trên thực tế Chính phủ cũng đã “nâng lên đặt xuống” ít nhất 2 lần. Hai lần xin đưa vào rồi xin rút ra, sau đó đề xuất sẽ có một nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để xử lý một số vấn đề vướng mắc, bức xúc.
“Chúng tôi xin tiếp thu các ý kiến bức xúc và phê bình của các đại biểu Quốc hội. Tôi thấy nguyên nhân chủ quan là chủ yếu. Các cơ quan chủ trì tham mưu cho Chính phủ cũng chưa đầu tư hết công sức, cũng có thể có phần khó, vướng mắc như vậy. Chúng tôi xin tiếp tục bàn với Bộ Tài nguyên và Môi trường để làm việc này” – ông Lê Thành Long nói.
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính: “Thời gian, trí tuệ, quyết định kịp thời, đúng lúc là yếu tố quyết định thành công. Vừa qua Tổng Bí thư nêu lãng phí thời gian, mà thời gian là tiền bạc, sao cứ để loay hoay mãi. Phân cấp mạnh ra, quy định trong luật cho rõ cái gì được làm và không được làm để người ta sáng tạo”
Cà Mau được thiên nhiên ưu đãi với địa lý, thiên nhiên án ngữ vùng cực Nam của Tổ Quốc. Nơi đây tồn tại 3 hệ sinh thái ngập nước ngọt, lợ, mặn riêng biệt, tạo nên một môi trường phát triển kinh tế thuận lợi. Đối với du lịch, môi trường tự nhiên của tỉnh này đang là tiềm năng, vận hội mới cho ngành công nghiệp không khói phát triển.
Mỗi năm, huyện Yên Thế (Bắc Giang) bán ra thị trường trên 10 triệu con gia cầm thương phẩm, giá trị sản xuất năm 2024 ước đạt trên 1.600 tỷ đồng. Tuy chăn nuôi đã trở thành một nghề quan trọng trong kinh tế địa phương nhưng vẫn còn nhiều khó khăn trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ. Trước thực trạng này, nhiều giải pháp đã được đưa ra.