Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 21 tháng 12 năm 2018 | 11:37

Tái cơ cấu NN: Động lực đẩy nhanh XDNTM ở An Giang

Bên cạnh việc thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với XDNTM, nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân nông thôn, góp phần giảm nghèo bền vững, An Giang còn triển khai nhiều giải pháp để nâng cao giá trị sản phẩm NN.

thu-hoạch-lúa-trên-cánh-đồng-ruộng-bật-thang-ở-núi-tô-tri-tôn.jpg
Thu hoạch lúa ở Núi Tô, Tri Tôn.

 

Thực hiện 5 giải pháp chủ yếu

Qua 5 năm An Giang thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, giá trị sản xuất (SX) của ngành tăng hơn 7.355 tỷ đồng, giá trị gia tăng tăng 2.040 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người ở nông thôn tăng từ 32,58 triệu đồng (năm 2013)  lên 34,33 triệu đồng (năm 2017).

Theo Sở Nông nghiệp và PTNT An Giang, hiện tỉnh giữ diện tích SX lúa ổn định nhưng tận dụng mở mới đê bao để tăng diện tích cây trồng có thế mạnh, đặc biệt là cây ăn trái. Nếu năm 2013, diện tích cây ăn trái chỉ có 8.407ha thì đến quý I/2018, đạt  13.587ha.

Đối với SX lúa, tỉnh chuyển hướng sang các giống chất lượng cao (CLC), liên kết SX, phát triển mạnh các tổ nhân giống cộng đồng. Tại vùng chuyên canh nếp Phú Tân, đã xây dựng được mô hình “Cánh đồng lớn” (CĐL) ở vùng Tây sườn Phú Lâm (959ha, định hướng đến năm 2030 đạt 2.494ha) và vùng Đông sườn Phú An (1.595ha). Tại “vựa lúa” Thoại Sơn, đã xác lập được vùng trồng lúa CLC theo mô hình CĐL với diện tích 888,9ha (định hướng 4.260ha đến năm 2020). Nhiều doanh nghiệp đã tích cực tham gia CĐL như: Tập đoàn Lộc Trời, Tập đoàn Vinacam, Công ty Trịnh Văn Phú, Công ty Lương thực miền Bắc…

Đối với rau màu, đã cơ bản hình thành được các vùng chuyên canh, SX theo quy trình VietGAP, xây dựng nhà màng, SX rau an toàn. So năm 2012, giá trị SX rau màu tăng 419 tỷ đồng, giá trị tăng thêm  tăng 210 tỷ đồng.

Theo Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Vương Bình Thạnh, nhằm đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, thời gian tới,  tỉnh sẽ tập trung vào 5 giải pháp chủ yếu, gồm: quy hoạch gắn với nhu cầu thị trường; khoa học và công nghệ; tổ chức SX; khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; tuyên truyền - quảng bá.

Tuy nhiên, ông Thanh cho rằng: Để đạt hiệu quả cao, bên cạnh nỗ lực của An Giang, cần đẩy mạnh liên kết vùng trong thực hiện tái cơ cấu. Trong đó, cần xem xét quy hoạch lại vùng ĐBSCL theo từng lợi thế tự nhiên để SX theo từng loại ngành hàng hợp lý, tránh SX trùng lắp cùng sản phẩm, xảy ra cạnh tranh nội bộ khu vực. Đồng thời, cần ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng cho các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm ĐBSCL theo Quyết định số 492/QĐ-TTg ngày 16-4-2009 của Thủ tướng Chính phủ.

Gần 40% số xã đạt chuẩn NTM

An Giang xác định: XDNTM thực sự vì lợi ích của nhân dân, không chạy theo thành tích; lấy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn là mục tiêu trọng tâm, xuyên suốt.

Với phương châm đó, An Giang nhanh chóng thực hiện tốt bước đi đầu tiên, đó là lập quy hoạch đề án XDNTM. Cuối năm 2011, chỉ sau gần 1 năm bắt tay triển khai, 100% số xã của tỉnh đã hoàn thành việc lập đề án, quy hoạch XDNTM, được UBND cấp huyện phê duyệt và tổ chức công bố quy hoạch.

Tính đến tháng 11/2018, An Giang đã có 45/119 xã được Chủ tịch UBND tỉnh công nhận xã đạt chuẩn NTM (chiếm 37,82%); 12 xã đạt 15-18 tiêu chí; 28 xã đạt 10-14 tiêu chí;  34 xã đạt 5-9 tiêu chí. TP.Long Xuyên và TP.Châu Đốc có 100% số xã đạt NTM; TP.Châu Đốc đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ XDNTM năm 2017.

Đặc biệt, Thoại Sơn là địa phương đi đầu trong phong trào XDNTM, đến nay huyện có 13/14 xã đạt chuẩn NTM và đã đạt 6/9 tiêu chí và 10/14 chỉ tiêu (theo Bộ tiêu chí huyện NTM). Dự kiến, hết năm 2018, sẽ đạt thêm 01 tiêu chí và 02 chỉ tiêu, nâng số tiêu chí, chỉ tiêu huyện NTM là 7/9 tiêu chí,  12/14 chỉ tiêu.

Thực tế chứng minh, tái cơ cấu nông nghiệp vừa là nhiệm vụ, vừa là động lực để đẩy nhanh quá trình XDNTM tại An Giang. Nhờ đó, diện mạo nông thôn đã thay đổi; cầu, đường được kiên cố hóa, trường học, trạm y tế được xây dựng mới khang trang, cảnh quan môi trường được thông thoáng, hoạt động vui chơi, giải trí đáp ứng tốt nhu cầu của người dân nông thôn. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được được nâng lên.

 

 

Nguyễn Văn Bớt
Ý kiến bạn đọc
  • “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.

  • “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

  • Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.

Top