Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 19 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 13 tháng 9 năm 2019 | 13:54

Tái cơ cấu nông nghiệp, Bình Sơn phát triển sản xuất

Sau 4 năm thực hiện Đề án Tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) đã gặt hái được những thành tựu bước đầu trên tất cả lĩnh vực chính.

tr13d.jpg
Gian sản phẩm OCOP của huyện Bình Sơn.

Phát triển nông nghiệp theo chiều sâu

Nhiều năm qua, ngành Nông nghiệp huyện Bình Sơn đã chuyển dần sang đầu tư về chiều sâu theo hướng ứng dụng khoa học công nghệ trong thâm canh để tăng năng suất và hiệu quả, kết hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực nông nghiệp.

Ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp có nhiều tiến bộ; chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi, dồn điền đổi thửa được tập trung thực hiện; năng suất, chất lượng cây trồng tăng lên; giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích tăng cao.

Từ năm 2016 đến tháng 6/2019, Bình Sơn đã chuyển đổi 2.880,64ha/3.852ha đất lúa kém hiệu quả sang trồng rau màu, đạt 74,76% kế hoạch. Diện tích chuyển đổi duy trì hằng năm theo phương án UBND huyện phê duyệt. Cây trồng chuyển đổi đem lại thu nhập cao hơn so với trồng lúa 10 - 20 triệu đồng/ha. Từ năm 2016 đến 2020, huyện tiếp tục duy trì diện tích chuyển đổi cơ cấu cây trồng 770,54ha/năm.

Triển khai thực hiện dồn điền đổi thửa giai đoạn 2016 - 2018 với tổng diện tích 1.194,6 ha/16 xã, tổng kinh phí 31,93 tỷ đồng, trong đó ngân sách tỉnh 19,73 tỷ đồng, ngân sách huyện 6,43 tỷ đồng và ngân sách xã 5,76 tỷ đồng. Từng bước khắc phục tình trạng manh mún ruộng đất, hình thành các vùng sản xuất tập trung phù hợp với điều kiện của từng địa phương.

Thực hiện các đề án, mô hình mới, huyện triển khai mô hình nuôi hươu sao với số lượng 400 con tại các xã trên địa bàn, bước đầu đàn hươu sinh trưởng, phát triển khá tốt…

Về phát triển ngành chăn nuôi, tổng đàn gia súc đến năm 2018 là 184.661 con (trâu 1.999 con, bò 63.878 con, lợn 118.784 con); tổng đàn gia cầm từ năm 2016 đến tháng 6/2019 là 5.401.930 con, đạt 64% kế hoạch cả giai đoạn 2016 - 2020 (8.440.800 con). Tỷ lệ đàn bò lai đến tháng 6/2019 đạt 70%, đạt 82,77% kế hoạch (đến năm 2020 là 84,57%). Chăn nuôi nông hộ trong khu dân cư được chuyển sang hướng trang trại, gia trại, đối tượng nuôi chủ yếu là lợn hướng nạc, gà thả vườn và bò lai.

Về tái cơ cấu trong ngành thủy sản, số lượng tàu thuyền của huyện đến nay là 1.278 chiếc, tăng 88 chiếc so với kế hoạch đến năm 2020 (1.190 chiếc); tổng công suất: 295.487 CV, tăng 4,16 lần so với kế hoạch đến năm 2020 (70.992CV); tổng sản lượng khai thác thủy sản từ năm 2016 đến tháng 6/2019 là 134.271 tấn, đạt 81,66%  kế hoạch cả giai đoạn 2016 - 2020.

Chú trọng xây dựng nhãn hiệu hàng hóa

Ông Phạm Hồng Nguyên, Trưởng Phòng Nông nghiệp và PTNT kiêm Phó chánh Văn phòng Điều phối xây dựng NTM huyện Bình Sơn, cho biết: Trong những năm qua, huyện đã hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu hàng hóa, chuỗi liên kết. Đến nay, trên địa bàn huyện đã được cấp nhãn hiệu Hành tím Bình Hải, Nén Bình Phú. Hiện nay, huyện tiếp tục đăng ký xây dựng nhãn hiệu cây Nghệ vàng xã Bình Châu, cây Kiệu Bình Long, xây dựng mã vạch và truy xuất nguồn gốc cây dưa hấu huyện Bình Sơn. Nhiều cây trồng mới được đưa vào trồng thử nghiệm như cây măng tây, cây ba kích… Phát triển sản xuất theo chuỗi liên kết giai đoạn 2016 – 2020, huyện có 27 dự án liên kết và tiêu thụ sản phẩm.

Để hỗ trợ xúc tiến thương mại và mở rộng thị trường, hàng năm, huyện tổ chức Hội chợ, triển lãm các sản phẩm nông nghiệp nhằm tạo điều kiện để các HTX, doanh nghiệp và nông dân tìm hiểu và liên kết hợp tác; giới thiệu, đưa các sản phẩm của địa phương vào trưng bày; giới thiệu sản phẩm tại các Hội chợ do tỉnh, huyện tổ chức...

 

 

Hải Yến
Ý kiến bạn đọc
  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

  • Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Năm 2023 để lại nhiều dấu ấn trong cả sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản, nhất là đối với hai mặt hàng lúa gạo và rau quả.

Top